(VINANET)-Ngược với tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu trong tháng đầu năm 2014, sang đến tháng 2/2014, xuất khẩu quặng và khoáng sản đạt 84,8 nghìn tấn, trị giá 12,6 triệu USD, tăng 93,3% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với tháng 1/2014, nâng xuất khẩu mặt hàng này hai tháng đầu năm lên 129,3 nghìn tấn, trị giá 23,2 triệu USD, giảm 36,17% về lượng và giảm 9,43% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu quặng và khoáng sản sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia, Nhật Bản, Indonesia, trong đó Trung Quốc là thị trường chủ yếu, chiếm trên 50% thị phần, tương đương với 68,7 nghìn tấn, trị giá 14,8 triệu USD, giảm 54,18% về lượng và giảm 3,94% về trị giá so với 2 tháng 2013. Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với 7,8 nghìn tấn, trị giá 749,8 nghìn USD, tăng 886,87% về lượng và tăng 725,13% về trị giá – đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Thị trường xếp thứ ba là Malaixia với 5,2 nghìn tấn, trị giá 1,2 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và tăng 2,93% về trị giá…
Đáng chú ý, hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam có thêm thị trường Đài Loan với 223 tấn, trị giá 268,4 nghìn USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu quặng và khoáng sản 2 tháng 2014
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường
|
XK 2T/2014
|
XK 2T/2013
|
% so sánh
|
Lượng
|
Trị giá
|
Lượng
|
Trị giá
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng KN
|
129.394
|
23.239.124
|
202.704
|
25.658.217
|
-36,17
|
-9,43
|
Trung Quốc
|
68.671
|
14.872.562
|
149.870
|
15.482.772
|
-54,18
|
-3,94
|
Hàn Quốc
|
7.816
|
749.880
|
792
|
90.880
|
886,87
|
725,13
|
Malaixia
|
5.276
|
1.263.425
|
3.815
|
1.227.416
|
38,30
|
2,93
|
Nhật Bản
|
3.834
|
1.756.702
|
4.340
|
2.061.030
|
-11,66
|
-14,77
|
Indonesia
|
381
|
220.345
|
2.556
|
628.660
|
-85,09
|
-64,95
|
Về tình trạng xuất lậu quặng, khoáng sản qua đường tiểu ngạch, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, từ cuối năm 2012 trở về trước, buôn lậu khoáng sản (quặng titan, quặng sắt) mang lại siêu lợi nhuận nên các đối tượng lợi dụng vận chuyển nội địa để xuất lậu sang Trung Quốc với số lượng lớn.
Tuy nhiên, từ năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, hiện tượng này đã giảm rõ rệt do các biện pháp hạn chế, tăng cường kiểm tra, kiểm soát của phía Việt Nam và cũng do giá bán bên Trung Quốc không chênh lệch nhiều so với giá bán tại nội địa.
Để xử lý, ngăn chặn việc xuất lậu khoáng sản qua biên giới, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với Ban Chỉ đạo 127, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các địa phương tích cực kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa trái phép trên thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tiếp tay cho hoạt động xuất lậu khoáng sản qua biên giới.
Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của những đội tàu thuộc các công ty Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các loại phương tiện khác có dấu hiệu hoạt động buôn lậu, vận chuyển quặng và các loại khoáng sản trái phép ra nước ngoài...
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, việc khai thác trái phép và xuất khẩu khoáng sản qua biên giới cũng đã giảm nhiều, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, do đường biên giới của nước ta dài, đời sống cư dân giáp biên giới đang còn nhiều khó khăn, thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi, phức tạp nên chưa thể ngăn chặn một cách triệt để tình trạng trên. Một phần cũng do chính sách thu hút khoáng sản của Trung Quốc đã kích thích buôn lậu khoáng sản.
Nguồn: Vinanet/Báo Hải quan điện tử
Nguồn:Vinanet