menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu sắt thép giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ

15:56 06/11/2012

Xuất khẩu sắt thép các loại 9 tháng đầu năm 2012 giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,21% và 12,64% tương đương với 1,3 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
 
 

(VINANET) - Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, xuất khẩu sắt thép các loại 9 tháng đầu năm 2012 giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,21% và 12,64% tương đương với 1,3 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Tính riêng tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 141,58 nghìn tấn sắt thép, với giá trị 117,6 triệu USD, giảm 7,1% về lượng và 8,5% về giá trị so với cùng kỳ tháng 9 năm 2011.

Về thị trường, tính đến hết tháng 9 năm 2012, Campuchia là nước nhập khẩu sắt thép nhiều nhất của Việt Nam, với 293,49 triệu USD, tăng 18,67% so với cùng kỳ. Ngoài ra, còn có Indonexia, Malaixia, Thái Lan cũng là những quốc gia có kim ngạch nhập khẩu sắt thép trên 100 triệu USD.

Về tỉ lệ tăng trưởng, đa phần nhiều thị trường bị giảm kim ngạch so với 9 tháng năm 2011, chỉ có 9/31 thị trường là tỷ lệ tăng trưởng dương. Tây Ban Nha là thị trường có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, 304,27%, ngoài ra Nga (240,77%) và Lào (132,06%) cũng là hai thị trường có tỉ lệ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, xuất khẩu sắt thép giảm cả về lượng và giá trị, ngoài những ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính, lãi suất tiền vay tăng lên, ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sắt thép nói riêng, còn do việc nhập khẩu sắt thép tràn lan từ Trung Quốc và một số nước trong khối ASEAN giá rẻ gây sức ép cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.

Dự kiến, tổng lượng thép xuất khẩu năm 2012 ước đạt khoảng 2 triệu tấn.

Thống kê thị trường xuất khẩu sắt thép các loại 9 tháng 2012

ĐVT: USD

 

KNXK 9T/2012

KNXK 9T/2011

% so sánh

lượng

trị giá

lượng

trị giá

lượng

trị giá

Tổng KN

1.311.695

1.144.133.797

1.429.015

1.309.663.393

-8,21

-12,64

Cămpuchia

388.102

293.498.950

314.729

247.322.899

23,31

18,67

Indonesia

239.585

209.762.989

142.544

142.783.386

68,08

46,91

Philippin

140.189

86.861.391

129.848

88.249.188

7,96

-1,57

Thái Lan

133.345

125.332.934

130.396

125.114.997

2,26

0,17

Malaixia

120.987

113.633.778

116.126

123.900.017

4,19

-8,29

Lào

85.858

73.570.946

38.270

31.702.988

124,35

132,06

Singapore

41.300

37.841.021

59.771

60.739.044

-30,90

-37,70

Ấn Độ

26.745

27.727.223

131.933

107.603.611

-79,73

-74,23

Hàn Quốc

19.925

22.028.531

88.846

80.804.445

-77,57

-72,74

Băngladet

19.873

14.127.409

22.905

1.845.081

-13,24

665,68

Thổ Nhĩ Kỳ

9.451

12.824.279

12.289

23.736.940

-23,09

-45,97

Italia

8.651

21.280.818

7.639

20.911.800

13,25

1,76

Đài Loan

8.070

12.380.277

18.258

21.870.287

-55,80

-43,39

Trung Quốc

7.986

11.838.275

73.366

59.352.583

-89,11

-80,05

Hoa Kỳ

7.816

13.078.783

4.501

7.181.209

73,65

82,13

Tiểu vương quốc A rập thống nhất

7.663

8.221.372

13.994

15.201.502

-45,24

-45,92

Oxtraylia

4.591

4.935.761

2.351

2.825.909

95,28

74,66

Niuzilan

3.139

5.088.976

 

 

*

*

Nhật Bản

3.091

4.552.864

2.087

6.488.864

48,11

-29,84

Anh

1.612

2.756.456

14.578

12.435.182

-88,94

-77,83

Ai Cập

677

1.352.312

312

834.848

116,99

61,98

Tây Ban Nha

605

842.335

113

208.357

435,40

304,27

Hồng Kông

470

722.813

24.938

18.980.634

-98,12

-96,19

Braxin

398

609.060

13.035

12.424.242

-96,95

-95,10

Bỉ

373

944.304

9.707

9.463.791

-96,16

-90,02

Đức

103

276.764

151

575.802

-31,79

-51,93

Thụy Sỹ

6

23.096

34

153.333

-82,35

-84,94

Mianma

 

 

13.565

13.223.669

-100,00

-100,00

Nga

 

 

492

1.493.361

-100,00

-100,00

Mặt hàng ống thép, thép cuộn nhập khẩu từ Việt Nam gặp nhiều phản ứng từ thị trường Mỹ và Thái Lan.

Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, ngày 16/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố quyết định cuối trong vụ điều tra chống trợ cấp (CVD) đối với mặt hàng ống thép nhập khẩu từ Việt Nam.

Tại quyết định này, DOC khẳng định không có doanh nghiệp nào trong hai bị đơn bắt buộc là SeAH Steel VINA và Công ty chế tạo máy Hồng Nguyên (Hải Phòng) nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ theo các chương trình do nguyên đơn cáo buộc. Do đó, không tồn tại trợ cấp đối kháng dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu ống thép hàn các bon Việt Nam.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã kết thúc vụ điều tra chống trợ cấp thép ống nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo điều tra của DOC, Công ty SeAH Steel VINA chỉ nhận được 0,04% biên độ trợ cấp sơ bộ và 0,00% biên độ trợ cấp cuối cùng. Tương tự vậy, Công ty chế tạo máy Hồng Nguyên (Hải Phòng) nhận được 8,06 % biên độ trợ cấp sơ bộ và cũng nhận được biên độ trợ cấp cuối cùng ở mức 0,00%.

Trước đó, các công ty Allied Tube and Conduit (IL), JMC Steel Group (IL), Wheatland Tube (PA) và Công ty thép Hoa Kỳ (PA) đã khởi kiện lên DOC 14 mã sản phẩm ống và ống dẫn thép hàn bằng cacbon của các công ty Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Với kết luận chính thức của DOC đã loại bỏ cả 17/17 chương trình, chính sách bị cáo buộc là trợ cấp và do đó sẽ chính thức chấm dứt vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với ống thép hàn các bon của Việt Nam.

Tiếp theo, DOC sẽ ban hành văn bản hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ cho thanh khoản các khoản thuế chống trợ cấp đối với các lô hàng ống thép hàn các bon của Việt Nam được nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ sau ngày 30/3/2012 với mức thuế suất trợ cấp bằng 0. Đồng thời gửi thông báo quyết định của mình tới Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) để chỉnh thức kết thúc vụ việc.

Nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, Cục Quản lý canh tranh khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan nên tham gia, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và gửi bản trả lời đúng hạn để tránh việc cơ quan điều tra Thái Lan sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi trong quá trình điều tra vụ việc.

Nguồn:Vinanet