menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 7 tháng đầu năm tăng nhẹ

15:38 05/09/2013

Xuất khẩu thủy sản sau khi sụt giảm gần 5% trong quý I, sang quý II/2013 đã bắt đầu hồi phục do nhu cầu trên thị trường thế giới tăng trở lại và nguồn nguyên liệu cũng bớt khó khăn hơn. Tháng 7 xuất khẩu tiếp tục tăng 12,16%, đạt 599,15 triệu USD; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ 0,63% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 3,41 tỷ USD.
(Vinanet) Xuất khẩu thủy sản sau khi sụt giảm gần 5% trong quý I, sang quý II/2013 đã bắt đầu hồi phục do nhu cầu trên thị trường thế giới tăng trở lại và nguồn nguyên liệu cũng bớt khó khăn hơn. Tháng 7 xuất khẩu tiếp tục tăng 12,16%, đạt 599,15 triệu USD; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ 0,63% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 3,41 tỷ USD.

Hoa Kỳ duy trì là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 712,31 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là các thị trường Nhật Bản 588,66 triệu USD, Hàn Quốc 225,67triệu USD, Trung Quốc 204,82triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm nay sang đa số các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; Tuy nhiên vẫn có một vài thị trường đạt mức tăng cao như: Trung Quốc, Braxin, Israel, Campuchia với mức tăng tương ứng 52,7%, 76,24%, 49,8% và 49,86% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu sụt giảm mạnh ở thị trường Indonesia (giảm 67,95%) và Séc (giảm 50,2%).

Tôm và cua ghẹ là 2 mặt hàng ghi nhận giá trị xuất khẩu tăng trong tháng 7, với mức tăng lần lượt là 26,1% và 10,8%, trong khi xuất khẩu cá tra, cá ngừ, các các loại khác và nhuyễn thể đều giảm từ 12-31,5%.7 tháng đầu năm nay, tôm chiếm gần 40% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ giá tôm xuất khẩu tăng, nên xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trong tháng 7: Hoa Kỳ tăng 20,53%, Nhật Bản tăng 14,53%, EU tăng 8,7%, Trung Quốc và Hồng Kông tăng 36,7%. xuất khẩu sang các thị trường khác đều tăng trưởng mạnh, từ 53% đến 110%.

Xuất khẩutôm năm nay có cơ hội tăng vìthiếu nguồn cung trên thị trường thế giới do dịch bệnh EMS làm giảm mạnh sản lượng tại các nước sản xuất chính như Thái Lan, Trung Quốc, giá tôm trên thị trường thế giới tăng. Tính đến hết tháng 7, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2012. Riêng tháng 7, đạt 291 triệu USD, tăng 45,3% so với tháng 7/2012 và tăng 21,7% so với tháng trước. Với tốc độ tăng trưởng này, dự kiến xuất khẩu tôm năm 2013 sẽ đạt trên 2,4 tỷ USD.

XK cá tra hồi phục nhẹ nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sự hồi phục này chưa thực sự là dấu hiệu khả quan trong bối cảnh nhu cầu thị trường chính EU vẫn thấp; người nuôi và DN vẫn thiếu vốn để duy trì sản xuất. 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 985 triệu USD, giảm 0,6% so cùng kỳ 2012. Sản phẩm cá tra đang có mặt ở 137 thị trường trên thế giới, trong đó có 8 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Mexico, Braxin, Cô-lôm-bia, ASEAN, Trung Quốc (kể cả Hồng Công), Arập Xê-út. Trong đó, Mỹ và EU chiếm gần 46% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam (7 tháng đầu năm, kim ngạch vào thị trường Mỹ đạt 230 triệu USD, tăng 7,5% so cùng kỳ năm trước). Mặc dù giá trị xuất khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, nhưng giá xuất lại đang giảm đáng kể. Nguyên nhân chính hiện có quá nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu sản phẩm cá tra, trong khi toàn vùng ĐBSCL hiện có khoảng 70 doanh nghiệp chế biến cá tra. Hiện nay, một số doanh nghiệp đang thiếu vốn, phải hoạt động cầm chừng, một số phải cắt giảm lao động.

Ngoài cá tra, xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác tiếp tục xu hướng ảm đạm. Nguyên nhân do nguồn cung nguyên liệu không ổn định, chất lượng nguyên liệu không đạt để xuất khẩu, lượng tồn kho của thế giới cao sau khi tăng mạnh nhập khẩu vào năm 2011 và 2012, nhu cầu tiêu thụ giảm, quy định kiểm tra chất lượng tại thị trường nhập khẩu thắt chặt.

Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cá các loại khác giảm 5,9%, xuất khẩu nhuyễn thể giảm 18,6% và xuất khẩu cua ghẹ giảm 15,6%.

XK cá ngừ và các mặt hàng hải sản khác tiếp tục xu hướng ảm đạm. Nguyên nhân do nguồn cung nguyên liệu không ổn định, chất lượng nguyên liệu không đạt để XK, lượng tồn kho của thế giới cao sau khi tăng mạnh NK vào năm 2011 và 2012; nhu cầu tiêu thụ giảm, quy định kiểm tra chất lượng tại thị trường NK thắt chặt. Năm nay DN cá ngừ và hải sản nói chung cũng bị rơi vào tình trạng bế tắc về vốn, cộng thêm khó khăn về đầu vào, đầu ra sản phẩm nên XK khó có thể khôi phục.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD
 
 
Thị trường
 
 
T7/2013

Chênh lệch so với T6/2013

(%)

Chênh lệch so với T7/2012

(%)
 
 
7T/2013

Chênh lệch so với cùng kỳ(%)

Tổng cộng
599.146.573
+12,16
+12,92
3.408.969.816
+0,63
Hoa Kỳ
136.095.604
+20,53
+18,16
712.306.756
+6,15
Nhật Bản
107.966.083
+14,53
+16,24
588.659.784
-1,01
Hàn Quốc
36.887.696
+14,55
-11,00
225.069.863
-19,08
Trung Quốc
38.966.862
-6,30
+47,52
204.824.251
+52,67
Đức
19.576.361
+26,77
+8,33
107.338.658
-2,68
Australia
16.129.966
+8,66
-0,20
91.315.283
-5,87
Canada
15.643.879
+2,80
+20,51
81.633.439
+6,84
Italia
12.834.589
-4,14
+7,34
80.471.817
-5,62
Thái Lan
10.914.784
+10,96
-7,77
76.727.604
+9,62
Tây Ban Nha
10.764.608
+8,73
-2,09
71.332.006
-11,45
Đài Loan
14.177.089
+24,18
+11,61
70.406.674
-3,98
Hà Lan
12.430.168
+20,70
+12,57
68.982.177
-14,96
Anh
14.290.965
+22,77
+34,95
68.728.625
+12,51
Hồng Kông
10.889.648
-2,84
+3,88
68.374.567
-10,33
Mexico
10.066.119
+5,83
+52,89
65.592.616
+14,36
Pháp
12.298.570
+20,13
+2,12
63.767.547
-9,61
Braxin
9.286.689
+6,58
+78,92
60.529.345
+76,24
Bỉ
8.395.437
-6,18
+0,52
50.574.753
-5,18
Singapore
8.329.377
+21,36
+5,32
50.540.092
+2,60
Ai Cập
7.447.088
+47,12
-4,56
38.242.142
-24,49
Thuỵ Sĩ
6.528.642
+9,78
+19,72
36.435.355
-2,52
Nga
5.913.601
+6,51
+110,20
34.148.538
-31,02
Ả Rập Xê út
3.360.977
-26,61
-27,21
33.029.900
+0,03
Malaysia
5.394.117
+8,36
-7,69
32.852.412
+6,35
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
2.778.620
-9,29
-30,59
30.205.163
-10,81
Colômbia
4.928.559
+21,42
+33,41
29.379.059
+5,26
Philippines
4.895.980
+50,86
+65,07
26.465.271
+29,99
Israel
4.858.787
+39,95
+154,56
24.755.688
+49,80
Bồ Đào Nha
3.808.378
+36,31
+7,93
24.278.000
-1,94
Ucraina
2.149.709
-55,43
-55,01
23.106.412
-6,88
Campuchia
2.927.199
+2,24
+61,94
15.651.788
+49,86
Đan Mạch
2.384.463
+63,73
-21,76
13.738.406
-21,14
Ba Lan
2.290.240
+26,88
+23,72
12.697.141
-20,39
NewZealand
1.735.364
+54,53
+95,73
8.842.927
+32,30
Hy Lạp
940.724
-32,64
-23,08
7.610.479
-31,60
Pakistan
785.307
+89,77
+715,82
6.280.041
+16,79
Ấn Độ
810.233
+111,08
-17,45
6.219.019
-27,48
Thuỵ Điển
718.908
+63,66
-45,65
6.042.789
-29,14
Cô Oét
459.117
-27,59
-25,81
5.367.082
+2,72
Rumani
340.881
-18,16
-11,97
4.731.366
-4,80
Thổ Nhĩ Kỳ
520.776
-6,24
+16,93
3.046.471
-19,66
Séc
396.121
-34,39
-8,93
2.237.206
-50,20
I rắc
718.887
+224,01
-24,43
2.030.692
-38,29
Indonesia
416.239
+135,56
-20,98
1.751.013
-67,95
Brunei
279.491
+169,20
-18,06
900.255
-27,59
Đông Timo
141.787
-9,98
*
413.223
+1033,67

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 ước đạt 591 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 4,0 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái...

Trong tháng 8, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản ước đạt 66 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2013 đạt 415 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2012. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (14,2%) và Đài Loan (chiếm 11,4%).

 Xuất khẩu tôm vẫn đang trên đà hồi phục với tăng trưởng khoảng 38% trong tháng 8 đạt gần 280 triệu USD, đưa tổng XK 8 tháng lên 1,67 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Tôm chân trắng hiện đang có tỷ trọng gần tương đương với tôm sú, chiếm trên 46% tổng giá trị XK tôm. Trong bối cảnh tôm sú đang thiếu nguồn cung, XK tôm chân trắng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những tháng tới. Với mức XK trung bình khoảng 250 triệu USD/tháng, có khả năng XK tôm năm nay sẽ đạt 2,5-2,6 tỷ USD, tăng 12-16% so với 2,24 tỷ USD năm 2012.

Tuy nhiên, xuất khẩu  cá tra, cá ngừ và các mặt hàng hải sản khác đang có chiều hướng sụt giảm, trong đó cá tra giảm 14% trong tháng 8, cá ngừ giảm 25%, mực bạch tuộc giảm 10,7%.

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm ước đạt 1,13 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cá ngừ đạt 376 triệu USD, giảm 5%. Dự báo trong tháng tới XK các mặt hàng này khó có thể tăng so với năm ngoái do nguồn nguyên liệu không ổn định và nhu cầu chưa hồi phục.

 

Nguồn:Vinanet