menu search
Đóng menu
Đóng

Cămpuchia - thị trường tiềm năng cho dược phẩm Việt nam

16:29 02/06/2009
Theo nhận định của giới kinh doanh thuốc tân dược, “thị trường dược phẩm Cămpuchia tuy nhỏ nhưng rất lớn về tiềm năng”. Nước này có thể làm nơi “thí nghiệm” hiệu ứng từ người tiêu dùng đối với dược phẩm Việt Nam, nếu thị trường này chấp nhận thì dược phẩm Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập vào các thị trường khác trong khối ASEAN.

Từ trước đến nay Việt Nam là nước nhập khẩu thuốc tân dược, chưa có số liệu xuất khẩu tân dược. Mặc dù vậy, dược phẩm của Việt Nam đã có mặt một số nước trong khu vực và được đánh giá cao. Giá trhị thuốc sản xuất trong nước là 715 triệu USD so với giá trị thuốc thành phẩm nhập khẩu 759,752 triệu USD.

Ngành công nghiệp hoá dược Việt nam chưa phát triển, các nhà máy sản xuất thuốc phải nhập khẩu trên 90% nguyên liệu, nên chi phí sản xuất bị chi phối bởi các yếu tố như: vận chuyển, tỷ giá ngoại tệ, tình hình thị trường nguyên liệu dược. Mỗi khi thị trường biến động, làm cho phí sản xuất tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của dược Việt Nam ở thị trường trong cũng như ngoài nước.

Hiện nay các công ty sản xuất được trong nước đã xuất khẩu một số sản phẩm ra nước nogài như Công ty cổ phần dược Hậu Giang đã xuất khẩu sản phẩm sang Moldova, Ukraina, Lào, Mông Cổ, Hàn Quốc, Cămpuchia.Công ty CP xuất nhập khẩu y tế Domesco đã vươn ra thị trường ngoài như: Nhật Bản, Myanmar, Philippin, Mỹ, Lào, Cămpuchia…

Giám đốc Cty TNHH XNK dược phẩm F.D.Pharma-Phnom Penh – Cămpuchia cho biết, trước đây F.D Pharma chuyên nhập khẩu dược phẩm từ các nước như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam… để phân phối lại thị trường Cămpuchia và Myanmar, nhưng hiện nay công ty đang chú trọng nhập khẩu dược phẩm do Việt Nam sản xuất. Các mặt hàng tân dược của Việt Nam được nhập khẩu vào Cămpuchia gồm các nhóm hàng: kháng sinh, thuốc bổ, thuốc đặc trị. Kim ngạch nhập khẩu thuốc tân dược từ Việt Nam của Cty F.D.Pharma trên 1 triệu USD/năm, so với các thị trường khác thì khá khiêm tốn, nhưng Cămpuchia với dân số chỉ hơn 13 triệu dân thì con số này cũng không nhỏ.

Sở dĩ tiềm năng thị trường Cămpuchia chưa phát huy hết, là do dược phẩm của Việt Nam sản xuất chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, do vậy kim ngạch nhập khẩu thuốc tân dược của Cty vẫn còn thấp. Với hệ thống phân phối của F.D.Pharma đang hoạt động hiệu quả trên toàn lãnh thổ Cămpuchia, Cty có thể đưa kim ngạch nhập khẩu thuốc từ Việt Nam lên cao hơn so với hiện nay. Trong năm 2009, F.D.Pharma phấn đấu đưa kim ngạch nhập khẩu thuốc tân dược Việt nam lên 1,5 triệu USD, các năm tiếp theo để tăng doanh số của Cty F.D.Pharma sẽ tiếp tục phấn đấu đưa kim ngạch nhập khẩu lên 2-3 triệu USD/năm.

Sau một thời gian có mặt tại thị trường Cămpuchia, sản phẩm dược Việt Nam chất lượng cao nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhân. Khi được thị trường này chấp nhận thì có thể xuất sang một nước thứ ba trong khu vực, vì Cămpuchia có khá đông doanh nghiệp và du khách nước ngoài đến làm ăn và du lịch. Khi họ bị bệnh dùng thuốc do Việt Nam sản xuất tốt thì sẽ là “cầu nói” để dược phẩm Việt Nam thâm nhập thị trường ASEAN.

Tại Phnom Penh có vài cty kinh doanh được mua lại thuốc do Ctỳ.D.Pharma nhập của Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang thị trường Malaysia. tại Cămpuchia, thị phần dược Việt Nam vẫn còn khá nhỏ so với Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ là do điều kiện vay vốn của các ngân hàng Cămpuchia khá khó khăn, làm hạn chế hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp Việt kiều. Nếu các ngân hàng của Việt Nam ở các chi nhánh tại Cămpuchia, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt kiều, có đủ khả năng vay vốn để phát triển kinh doanh.

Theo nhận định của giới kinh doanh dược, thuốc tân dược do Việt Nam sản xuất vẫn còn các hạn chế nhất định, càn khắc phục. Đó là:

+Sản xuất thuốc có chất lượng ổn định. Theo các doanh nghiệp nhập khẩu dược của Cămpuchia, các nhà máy sản xuất thuốc Việt Nam cần phải bảo hộ sản phẩm, bằng cách sản xuất phải theo một chất lượng nhất định, vì trước đây có một số mặt hàng dược của Việt Nam nhập vào Cămpuchia    không đạt nên không làm chủ thị trường.

+Nhà nước cần hỗ trợ cho nhà máy sản xuất bằng cách giảm thuế xuất, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thuốc có giá thành thấp cạnh tranh với dược phẩm các nước trong khu vưc. Hiện nay giá bán thuốc tân dược của Việt Nam khá cao so với các nước trong khối ASEAN, do vậy rất khó cạnh tranh.

+Nếu mẫu mã không đẹp sẽ bị người tiêu dùng đánh giá hàng không chất lượng, do vậy cần cải tiến mẫu mã cho bắt mắt hơn.

(TBKTVN)

 

Nguồn:Vinanet