menu search
Đóng menu
Đóng

Cơ hội giao thương với thị trường Châu Phi - Những tín hiệu khả quan

09:00 28/05/2009

Sang năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có việc xuất khẩu sang thị trường Châu Phi. Ngoại trừ thị trường Nam Phi, các thị trường đều đạt mức kim ngạch thấp so với năm 2008. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu khả quan từ thị trường, đó là kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đã tăng.

Về thị trường xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam đã xuất khẩu tới toàn bộ 53 quốc gia ở Châu Phi. Trong đó, một số thị trường đã đạt mức kim ngạch cao như Ai Cập, Ăng-gô-la, Nam Phi, Xênêgan...Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Châu Phi. Bên canh đó, ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như hàng dệt may, cà phê, giày dép, hạt tiêu... đã xuất hiện thêm một số mặt hàng có kim ngạch lớn khác như hàng hải sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép, săm lốp...

Với những kết quả đạt được, dự kiến xuất khẩu sang Châu phi có thể đạt 1,5 tỷ USD năm  2009 và khoảng 1,8 tỷ USD vào năm 2010.

Về định hướng thị trường, với 53 quốc gia, Châu Phi là một khu vực thị trường rất rộng lớn, với trình độ phát triển không đồng đều. Để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu vào thị trường này, cần xác định được các địa bàn trọng điểm, tạo bước đột phá xuất khẩu và làm bàn đạp để xâm nhập vào thị trường các quốc gia láng giềng trong khu vực.

Các địa bàn trọng điểm được xác định là những quốc gia có triển vọng phát triển tốt, có nhu cầu cao với các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam, có kim ngạch buôn bán hai chiều tương đối và có cơ quan đại diện của Việt Nam để thuận tiện cho các hoạt động giao thương và xúc tiến thương mại. Về mặt hàng, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi, cần tiếp tục khai thác các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vào thị trường này, đó là gạo, hàng dệt may, cà phê, giày dép, hạt tiêu... Đồng thời, cần chú trọng xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mới có khả năng tăng trưởng cao như hàng hải sản, sản phẩm điện-điện tử, cơ khí, đồ nhựa, xe máy và linh kiện, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp...Bên cạnh đó, cần mở rộng khai thác các mặt hàng châu Phi có nhu cầu lớn như đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chế biến, đồ hộp, sản phẩm cơ khí nông nghiệp, dược phẩm, thuốc chống sốt rét, màn chống muỗi...

Ngoài mặt hàng gạo luôn chiếm vị trí chủ đạo, các nhóm hàng khác như dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su và gần đây là nhóm hàng điện tử, máy móc, đồ nhựa, than đá đã có mặt và tạo chỗ đứng trên thị trường này. Việc đa dạng hoá cơ ấu xuất nhập khẩu sẽ giúp cho Việt Nam chủ động trong chiến lược tiếp cận và mở rộng thị trường và sản xuất các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế.

Về nhu cầu nhập khẩu, châu Phi là thị trường rộng lớn, nhu cầu vèe các loại hàng hoá lớn về khối lượng và đa dạng về chủng loại.Trước hết là nhu cầu về các loại máy móc thiếtbị, nguyên vật liệu để phục vụ phát triển kinh tế. Tiếp đó là nhu cầu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt trong bối cảnh dân số châu Phi đang tăng với tốc độ rất nhanh.Mặt khác, Châu Phi là thị trường chưa đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm hay về mẫu mã, vệ sinh, hàng rào kỹ thuật chưa có nhiều như ở các khu vực thị trường khác.

Tuy nhiên, khi tiếp cận với cơ hội kinh doanh tại châu Phi, các doanh nghiệp phải sẵn sàng đối phó với những khó khăn như: cơ sở hạ tầng của châu Phi còn lạc hậu, hệ thống giao thông kém phát triển, gây nên tình trạng cô lập cho các vùng sâu vùng xa, cản trở nhiều đến các hoạt động giao thương. Ngoài ra, năng lực tài chính của các doanh nghiệp châu Phi thường rất kém và phải thông qua trung gian với bên thứ ba, phương thức thanh toán thường là trả chậm, không phù hợp với xu thế hiện đại,gây khó khăn cho các đối tác nước ngoài khi muốn hợp tác kinh doanh với châu Phi... Một điều cần cũng được quan tâm là cạnh tranh trên thị trường châu phi sẽ trở nên quyết liệt hơn vì các nước đều coi châu Phi là thị trường tiềm năng cần được khai thác trong bối cảnh nhu cầu ở các thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ, châu Âu suy giảm nghiêm trọng.

Để có thể phát triển thị trường châu Phi, ngoài những nỗ lực từ phía Nhà nước trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường châu Phi để tạo ra được những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Đồng thời, để tiếp cận thị trường châu Phi cần phải kiên trì, linh hoạt và mềm dẻo cho thị trường châu Phi có tính thay đổi cao và ít tính nhất quán.

Xuất khẩu sang các thị trường châu Phi chủ yếu đầu năm 2009

Nước

Tháng 1

Tháng 2

Tổng 2 tháng

Tháng 2 so với tháng 1(%)

Ai Cập

5.840.490

10.044.537

15.885.027

172

Angiêri

3.178.020

6.457.553

9.635.573

203

Ăngôla

5.223.957

7.528.527

12.752.484

144

Bờ Biển Ngà

6.353.928

15.464.705

21.818.633

243

Gana

2.127.652

8.265.301

10.392.953

388

Nam Phi

22.834.051

120.477.793

143.311.844

528

Nigiêria

5.645.044

8.860.269

14.505.313

157

Xênêgan

481.909

6.315.266

6.797.175

1.310

 

Nguồn:Vinanet