menu search
Đóng menu
Đóng

Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng Myanmar

10:33 21/08/2014

Myanmar là một thị trường mới mở cửa với rất nhiều cơ hội mới, đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng vọt trong 3 năm gần đây; năm 2013 đã tăng tới 94% so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch tăng tới 64,65% so với cùng kỳ, đạt 163,04 triệu USD.

(VINANET) Myanmar là một thị trường mới mở cửa với rất nhiều cơ hội mới, đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng vọt trong 3 năm gần đây; năm 2013 đã tăng tới 94% so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch tăng tới 64,65% so với cùng kỳ, đạt 163,04 triệu USD.

Myanmar đứng thứ 20 về xuất khẩu và thứ 21 về nhập khẩu đối với Việt Nam trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 21%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gấp 3 lần từ 58 triệu USD lên 152 triệu USD. 

Đặc biệt từ năm 2011, khi Myanmar hoàn toàn mở cửa nền kinh tế, tốc độ tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang Myanmar nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ Myanmar đã giúp cho cán cân thương mại giữa hai nước ngày càng cân bằng. 

Năm 2011 xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar tăng gần 67% và nhập khẩu giảm mạnh 16,7%. Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu xuất siêu sang Myanmar sau hơn 10 năm hoàn toàn nhập siêu từ thị trường này. 

Năm 2012 xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng 42%, nhập khẩu tăng 29%. Đến năm 2013, xuất khẩu tăng mạnh ở mức 94% và nhập khẩu chỉ tăng 12,9% đưa con số xuất siêu của Việt Nam sang thị trường này đạt 104,34 triệu USD, gấp hơn 12 lần so với năm 2012. 

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu tới Myanmar: sắt thép các loại, phụ tùng máy móc, kim loại, sản phẩm nhựa, dệt may, , xi măng, gốm sứ, chất dẻo, hóa chất.

Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar: Gỗ và lâm sản; nông sản; nguyên phụ liệu hàng dệt may...

Sáu tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Myanmar tăng trưởng dương về kim ngạch ở tất cả các nhóm hàng (ngoại trừ nhóm phương tiện vận tải giảm 15,17% so cùng kỳ và nhóm hóa chất giảm nhẹ 0,65%). Nhóm sắt thép tăng mạnh nhất, trên 103,71%, đạt 14,05 triệu USD, chiếm 8,62% tổng kim ngạch. Tiếp đến, nhóm máy móc, thiết bị tăng 93,96%, đạt 14,23 triệu USD, chiếm 8,73%; sản phẩm nhựa tăng 78,28%, đạt 7,9 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép tăng 51,21%, đạt 25,47 triệu USD, chiếm 15,6%; sản phẩm gốm sứ tăng 49,84%, đạt 2,86 triệu USD; hàng dệt may tăng 36,12%, đạt 7,48 triệu USD.

Số liệu Hải quan xuất khẩu sang Myanmar 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

T6/2014

 

 6T/2014

T6/2014 so với T6/2013(%)

6T/2014 so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

       29.034.043

       163.044.814

+18,85

+64,65

Sản phẩm từ sắt thép

          4.671.036

          25.468.118

+10,43

+51,21

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

          3.138.252

          14.227.613

+65,19

+93,96

Sắt thép các loại

          1.618.787

          14.046.915

-30,04

+103,71

Kim loại thường và sản phẩm

          1.495.799

          11.776.448

*

*

Sản phẩm từ chất dẻo

          1.174.460

            7.895.757

+22,75

+78,28

Hàng dệt may

          1.021.082

            7.477.099

-46,56

+36,12

Clinker và xi măng

                      -  

            6.658.450

*

 *

Phương tiện vận tải phụ tùng

          1.580.235

            5.105.660

+63,48

-15,17

Sản phẩm gốm sứ

             650.773

            2.862.835

+14,31

+49,84

Bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc

             535.866

            2.767.412

*

*

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

             162.497

            2.224.335

*

*

Chất dẻo nguyên liệu

             260.980

            1.982.893

*

*

Hóa chất

             280.853

               870.795

-9,28

-0,65

Theo nhận định, việc đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt sản xuất nông nghiệp sẽ là xu hướng của nền kinh tế Myanmar về dài hạn, trong đó lưu ý về khả năng sản xuất hữu cơ. 

Do vậy, các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam với lợi thế gần về khoảng cách địa lý nên có thể giảm chi phí vận chuyển, các doanh nghiệp nên tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tiếp cận và xúc tiến các sản phẩm phục vụ sản xuất. 

Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến các sản phẩm phục vụ đời sống, tiêu dùng đối với thị trường này. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Myanmar cần phải kiên trì, chịu khó nghiên cứu, khảo sát thị trường, có thể chấp nhận thua lỗ thời gian đầu. Phương pháp tốt nhất là liên doanh để sử dụng đối tác Myanmar trong việc mở rộng quan hệ, xử lý các thủ tục hành chính, nghiên cứu cung - cầu và giá cả thị trường.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn:Vinanet