menu search
Đóng menu
Đóng

Doanh nghiệp cần biết: Ý định thư về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chilê

14:19 15/07/2008
Đối với Chilê:
Nhận thấy tiềm năng ở một thị trường trên 80 triệu dân như Việt Nam, cũng như kim ngạch thương mại giữa hai nước, Chilê thực sự mong muốn ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam để đi tới một thoả thuận mở cửa thị trường đầy tiềm năng này cho hàng hoá của Chilê, cũng như để giúp tạo thuận lợi cho người tiêu dùng Chilê có htể biết đến các sản phẩm đầy tính cạnh tranh của Việt Nam như da giầy, dệt may, điện, điện tử dân dụng, đồ gia dụng, gốm sứ và thủ công mỹ nghệ, nội thất v.v....
Đối với Việt Nam:
Nếu Việt Nam ký kết FTA với Chilê sẽ có ưu thế hơn, vì:
*Việt Nam xuất khẩu vào Chilê 18 nhóm mặt hàng đều là hàng tiêu dùng (6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt khoảng 25 triệu USD, tăng 121,4% so với cùng kỳ năm 2007).
*Việt Nam nhập khẩu từ Chilê các mặt hàng nguyên liệu (đồng, gỗ, bột giấy, bột cá) để phục vụ sản xuất chiếm 92,35%, trong khi đó ta nhập hàng tiêu dùng chỉ chiếm 7,65%.
Đánh giá chung về các Hiệp định thương mại tự do song phương của Chikê, Bộ Ngoại Chilê (Tổng Cục Kinh tế đối ngoại – DIRECON), là cơ quan thực hiện đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia khác. Đứng đầu DIRECON là Thứ trưởng thứ nhất phụ trách về các vấn đề thương mại. Chilê tuy là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhưng từ lâu đã chọn con đường riêng của mình, nhằm tiêu thụ các sản phẩm truyền thống của mình trên thế giới. Các sản phẩm đó bao gồm: hoa quả tươi, các sản phẩm chế biến từ hoa quả, cá hồi, rượu vang, bột cá, bột giấy, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. Mặc dù xuất khẩu đồng chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại của Chilê, nhưng do đặc thù của mặt hàng chiến lược này là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh tế,  nên thường không phải chịu thuế suất nhập khẩu. Chilê có đội ngũ chyên gia đàm phán dày dạn kinh nghiệm với sự cố vấn sát sao của đại diện các hiệp hội ngành hàng và các bộ, cơ quan quản lý có liên quan cũng đội ngũ của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới của Chilê cũngnhư ngoại quốc. “Món ăn” chủ yếu mang tính hấp dẫn để đưa lên bàn đàm phán của người Chilê chính là cơ chế nền kinh tế mở với các hàng rào thuế quan thấp, nền tài chính mạnh và ổn định, các chính sách man tính chất tiếp nối và bền vững lâu dài của chính quyền.
Trong quá trình đàm phán, các chuyên gia của Chilê luôn luôn biếtlợi dụng các thế mạnh của mình và đưa các sản phẩm mang tính chất nhậy cảm vào danh sách các mặt hàng loại trừ (exception list). Nếu quan sát kỹ có thể điểm tên một số mặt hàng tiêu biểu như là: gạo, đường, bột mỳ. Các mặt hàng này đếu có hạn ngạch (quota).
 

Nguồn:Vinanet