menu search
Đóng menu
Đóng

Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam: Một phần hướng đi của châu Âu

11:04 20/03/2013
Cao ủy Thương mại của Ủy ban châu Âu - Karel De Gucht – nhận định: Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do EU và Việt Nam tới nay tiến triển tốt đẹp. Nhưng vẫn còn đường dài phía trước và trước khi chúng ta đạt được thỏa thụân, sẽ có một số quyết định khó khăn và thay đổi quan trọng được đưa ra.

Cao ủy Thương mại của Ủy ban châu Âu - Karel De Gucht – nhận định: Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do EU và Việt Nam tới nay tiến triển tốt đẹp. Nhưng vẫn còn đường dài phía trước và trước khi chúng ta đạt được thỏa thụân, sẽ có một số quyết định khó khăn và thay đổi quan trọng được đưa ra.

Đàm phán một hiệp định thương mại tự do toàn diện từ tháng 7 năm ngoái, nếu thành công, sẽ giúp Việt Nam tiến lên trên con đường mở cửa theo nhiều cách. Điều này trước tiên đòi hỏi cả hai bên phải xóa bỏ thuế quan trong hầu hết các mặt hàng, mang đến cho các công ty sự tiếp cận thị trường mới, đồng thời tăng tính cạnh tranh tại thị trường nội địa, làm cho nền kinh tế mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Nhưng quan trọng hơn đối với những nỗ lực đổi mới của Việt Nam, hiệp định sẽ này vượt xa khỏi vấn đề thuế quan. Hiệp định sẽ bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, những quy định đối với các doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, thương mại nguyên liệu thô, phát triển bền vững và có lẽ quan trọng hơn tất cả là một khung thể chế - sẽ cho phép Việt Nam xây dựng trên những cải cách đã đạt được khi gia nhập WTO trong những vấn đề như: Minh bạch, tham vấn công chúng. Những điều này sẽ làm cho hệ thống hiệu quả hơn và phù hợp với những yêu cầu kinh tế thực tiễn.

Quan hệ thương mại hai bên đạt giá trị 18 tỷ euro/năm, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của EU. Điều này có nghĩa rằng, hiện tại chúng ta mới chỉ chạm đến bề mặt bên trên của quan hệ hai bên. Điều chúng ta cần là mối quan hệ lâu dài và đó là điều mà hiệp định có thể mang tới. Một khung vững chắc cho mối quan hệ EU - Việt Nam phát triển.

Sự thực, nhiều công ty Việt Nam đã có thể xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu với biểu thuế thấp hơn theo hệ thống ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển. Nhưng hệ thống này không đủ để thúc đẩy mối quan hệ mà chúng ta muốn. Một điều nữa là hơn một nửa các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu thuế. Một nửa các mặt hàng còn lại thì hưởng hệ thống ưu đãi thuế của EU được thiết lập dành cho các ngành công nghiệp phát triển ở giai đoạn đầu. Khi những mặt hàng này có sức cạnh tranh thì sự ưu đãi sẽ giảm đi – giống như là trường hợp của ngành da giày. Và cuối cùng, hệ thống ưu đãi thuế quan chỉ mang tính đơn phương. Nó không giúp Việt Nam cải cách nền kinh tế hay tiếp tục con đường của công cuộc đổi mới.

Hiệp định này không chỉ mang tính mở cửa cho Việt Nam, nó cũng là một phần hướng đi của châu Âu trong việc sử dụng đầu tư và thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng trong nội khối. Đây cũng là một phần của chiến lược phục hồi của chúng tôi. Nhưng đó không chỉ là hiệp định duy nhất mà châu Âu đang theo đuổi. Chúng tôi còn tiến xa hơn rất nhiều. Chúng tôi đang xây dựng một mạng lưới rộng lớn các hiệp định tương tự như vậy bao trùm 2/3 tổng thương mại của EU. Chúng tôi đang đàm phán với các đối tác ASEAN, với Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản và với các đối tác ở châu Mỹ La tinh, Mỹ và Canada. EU đã có hiệp định với nhiều nước khác bao gồm: Hàn Quốc, Mêhicô và Chi Lê.

Việt Nam cũng đang tiến tới với một loạt hiệp định mới, thông qua các đàm phán ASEAN rộng lớn hơn và thông qua Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương. Điều này có 2 ảnh hưởng cho đàm phán. Thứ nhất, tình trạng hiện tại không phải là một lựa chọn. Chúng ta cân phải tiến lên để tránh bị thụt lùi. Thứ hai, chúng ta phải theo dõi chặt chẽ tiến trình đàm phán của châu Âu với các đối tác ASEAN của Việt Nam. Đó chính là mối quan tâm của cả hai bên để thúc đẩy hội nhập khu vực và những chuỗi giá trị khu vực. Cách tốt nhất để thực hiệnđiều này là đảm bảo rằng tất cả các hiệp định song phương EU-ASEAN là tương thích và liên kết chặt chẽ. Cho đến nay, hiệp định duy nhất được hoàn tất là với Singapore. Trong khi Việt Nam và Singapore - hai nền kinh tế khác nhau, thì điều quan trọng chúng ta coi văn bản đó như là mẫu cho hiệp định của chúng ta.

EU đã chuẩn bị đưa ra chương trình Viện trợ Thương mại song song với hiệp định để giúp quá trình tháo gỡ những nút thắt khó khăn và cải thiện cơ sở hạ tầng trong phạm vi rộng lớn, từ giáo dục cho tới các tiêu chuẩn và hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống. Toàn bộ viện trợ phát triển của châu Âu cho Việt Nam hiện nay vào khoảng hơn 750 triệu euro/năm.

(Nguồn: công thương)

Nguồn:Vinanet