menu search
Đóng menu
Đóng

Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Cuba những năm gần đây

13:40 27/11/2008
Việt nam, là thị trường chính về cung cấp gạo và đồng thời là đối tác quan trọng về cung cấp máy vi tính nhằm góp phần nâng cao trình độ giáo dục và văn hóa cho nhân dân Cuba.

Trong những năm gần đây Việt nam đã trở thành một trong những đối tác thưong mại chủ yếu của Cuba ở châu Á và châu Đại dương, đứng thứ 2 năm 2006 trong vùng sau Trung quốc. Việt nam, là thị trường chính về cung cấp gạo và đồng thời là đối tác quan trọng về cung cấp máy vi tính nhằm góp phần nâng cao trình độ giáo dục và văn hóa cho nhân dân Cuba.

Kim ngạch XNK Việt nam – Cuba qua các năm:

Đơn vị tính: ngàn pê sô-  Niên giám Thống kê Cuba

                                    Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Xuất khẩu

59 137

68 996

78 203

146 103

251 765

189 847

Nhập khẩu

295

153

151

283

542

1 851

Tổng số

59 432

69 149

78 354

146 386

252 307

191 698

Năm 2007, theo số liệu thống kê của Việt nam xuất khẩu đạt 279,74  triệu  USD và kế hoạch XK sang Cuba năm 2008 là 280 triệu USD. Phía Cuba chưa công bố số liệu.

Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của Việt nam sang Cuba gồm:

Gạo

Hàng điện tử

Đồ điện

Giầy dép, quần áo

Bàn ghế

Đồ gia dụng

Mỹ phẩm

Các mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ Cuba

Vắc xin

Các sản phẩm về Công nghệ sinh học

Thuận lợi và khó khăn:

1. Thuận lợi:

- Quan hệ chính tri giữa hai nước rất tốt đẹp .

- Cuba có nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm nhất là gạo (600 000 TM /năm), than đá (30 000TM/năm), máy vi tính  (400-500 000 chiếc/năm), bóng đèn compact và nhiều hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng khác như quần áo, giầy dép, đồ điện gia dung…là  những mặt hàng ta có nhiều khả năng cung cấp.

- Yêu cầu của người tiêu dùng không cao như ở các nước khác.

2. Khó khăn:

- Thường là thanh toán chậm (từ 90 ngày đến 360 ngày hoặc dài hơn), trong khi đó doanh nghiệp của ta vốn không lớn..

- Vận tải: Xa, cước phí vận chuyển cao. 

- Các đối tác  thiếu thông tin về cung/ cầu của nhau.

Cách tiếp cận:

-Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm, tăng cường các Đoàn qua lại để nắm bắt cơ hội buôn bán, đầu tư.

- Nghiên cứu khả năng áp dụng tín dụng xuất khẩu (cho vay để mua hàng) như nhiều nước đã làm.

- Lập kho ngoại quan trên cơ sở vốn của doanh nghiệp để XK vào Cuba và các nước Mỹ La tinh

Việt nam đã đầu tư khai thác dầu khí theo hình thức chịu rủi ro và có nhiều cơ hội đầu tư sản xuất tại Cuba như, sản xuất các hàng hóa tiêu dùng, hàng công nghiệp nhẹ như quần áo, giầy dép, sản xuất bao tải, phát triển trồng lúa vì hiện tại Cuba thiếu nguyên vật liệu sản xuất, thiếu phụ tùng thay thế, một số ngành thiếu lao động…

Những vấn đề này đã được trao đổi ở cấp cao do vậy để thực thi những ý tưởng trên các Bô/ngành và doanh nghiệp cần có dự án cụ thể để bàn bạc với đối tác quan tâm./.

(Bộ Công Thương)

Nguồn:Vinanet