menu search
Đóng menu
Đóng

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Ả-rập Xê-út

09:26 30/03/2011
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Công Thương Abdullah A. Alireza và Bộ trưởng Nông nghiệp Fahad A. Balganeem dẫn đầu đoàn quan chức và doanh nghiệp Ả-rập Xê-út sang Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 năm 2011, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Ả-rập Xê-út vào lúc 9h00 sáng ngày 24 tháng 3 năm 2011 tại trụ sở Bộ Công Thương.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Công Thương Abdullah A. Alireza và Bộ trưởng Nông nghiệp Fahad A. Balganeem dẫn đầu đoàn quan chức và doanh nghiệp Ả-rập Xê-út sang Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 năm 2011, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Ả-rập Xê-út vào lúc 9h00 sáng ngày 24 tháng 3 năm 2011 tại trụ sở Bộ Công Thương.

Tham dự buổi Tọa đàm có Thứ trưởng Công Thương Việt Nam Lê Dương Quang, Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương, Đại sứ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út; Bộ trưởng Công thương và Bộ trưởng Nông nghiệp Ả-rập Xê-út, Đại sứ Ả-rập Xê-út tại Hà Nội cùng các đại diện của các Bộ, ngành và đại diện đông đảo các doanh nghiệp hai nước hoạt động trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, xây dựng, bất động sản, tài chính, lâm sản, nông sản, v.v…

Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út trong thời gian qua đã phát triển tốt đẹp. Hai bên đã trao đổi các đoàn cấp cao, cấp Bộ, ngành và đoàn doanh nghiệp. Hai nước đã ký một số văn kiện hợp tác như: Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động (01/2006); Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật (5/2006); Hiệp định về Hợp tác nông nghiệp (4/2010); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (4/2010); Nghị định thư về Hợp tác dầu khí (4/2010); Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp và hợp tác giữa hai Phòng thương mại và công nghiệp (4/2010); thỏa thuận thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế thương mại.

Hiện tại, Ả-rập Xê-út là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Trao đổi thương mại giữa hai nước trong thời gian qua đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2010 đạt 744 triệu USD, tăng 64% so với năm 2009. Số liệu thống kê mới nhất trong hai tháng đầu năm 2011, trao đổi thương mại đạt 125 triệu USD. Trong cán cân thương mại, Việt Nam ở thế nhập siêu. Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu từ Ả-rập Xê-út 600 triệu USD, trong đó chủ yếu là chất dẻo nguyên liệu (544 triệu USD), khí đốt hóa lỏng, hóa chất, sản phẩm hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc, v.v…; Việt Nam xuất khẩu sang Ả-rập Xê-út 144 triệu USD chủ yếu là hải sản, chè, hạt tiêu, cà phê, hạt điều, gạo, sản phẩm dệt may, sản phẩm gỗ, v.v…

Trong các lĩnh vực công nghiệp, dầu khí cũng là một trong những ngành công nghiệp có tiềm năng lớn trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ả-rập Xê-út là quốc gia có ngành công nghiệp dầu khí phát triển hàng đầu trên thế giới. Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Ả-rập Xê-út trong lĩnh vực dầu khí, vì lợi ích của cả hai bên. Nghị định thư về hợp tác dầu khí ký tháng 4/2010 là một cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí. Tháng 2 vừa qua, Việt Nam đã cử đoàn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) tại Riyadh, tham gia ký Hiến chương, góp phần vào mở rộng hợp tác đa phương và đặc biệt là mở rộng hợp tác song phương với Ả-rập Xê-út, nước có vai trò quan trọng trong khuôn khổ OPEC và IEF, về lĩnh vực năng lượng.

Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út, hai bên đã nhất trí tăng cường trao đổi thông tin, trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tạo môi trường pháp lý và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư, liên doanh, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch tổ chức ở mỗi nước.

Trong thời gian thăm và làm việc tại Hà Nội, trong các ngày 23, 24 và 25 tháng 3 năm 2011, Bộ trưởng Công Thương và Bộ trưởng Nông nghiệp Ả-rập Xê-út đã đến chào xã giao Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát.

Tại cuộc Hội đàm với Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng vào ngày 25 tháng 3, hai bên đã trao đổi một số thông tin quan trọng về tình hình quan hệ hợp tác hai nước trong thời gian qua. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi thương mại; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh lẫn nhau; khuyến khích các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam để sớm tiến tới cân bằng cán cân thương mại song phương. Ngoài các mặt hàng truyền thống như nông sản, hải sản, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đề nghị phía Ả-rập Xê-út nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh khác của Việt Nam như sản phẩm điện gia dụng, sản phẩm điện tử gia dụng, máy vi tính, sản phẩm nội thất, vật liệu xây dựng, dây điện và cáp điện, gốm sứ, điện thoại di động.

Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Ả-rập Xê-út. Trong lĩnh vực hợp tác dầu khí, hai nước cần tiếp tục triển khai Nghị định thư về hợp tác dầu khí và các ngành khoáng sản ký tháng 4/2010 và Ả-rập Xê-út cần tích cực hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Petrolimex và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Aramco nhằm triển khai các Dự án về xây dựng nhà máy lọc dầu, nhà máy điện tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, hai bên cần phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam triển khai hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp để thiết lập cơ chế đảm bảo an ninh lương thực cho phía Ả-rập Xê-út và kết hợp với an ninh năng lượng cho phía Việt Nam. Với mô hình thành công của Tập đoàn Zamil Steel của Ả-rập Xê-út đầu tư sản xuất nhà thép tiền chế ở Việt Nam, đề nghị phía Ả-rập Xê-út, với nguồn vốn dồi dào, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như dệt may, chế biến thực phẩm, công nghiệp hóa chất, cơ khí nông nghiệp… đang là những lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.

 
moit.gov.vn

Nguồn:Vinanet