menu search
Đóng menu
Đóng

Tăng trưởng chậm tại châu Á tác động mạnh tới châu Âu

09:27 25/08/2010
Tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế khác tại châu Á sẽ “ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng” tới tăng trưởng của châu Âu, phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Olli Rehn cho biết.


Tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế khác tại châu Á sẽ “ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng” tới tăng trưởng của châu Âu, phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Olli Rehn cho biết.

Thương vụ Việt Nam - Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, phục hồi kinh tế chậm tại Mỹ và tình hình bất ổn tại các thị trường có nợ chính phủ cũng sẽ trở thành mối lo ngại đối với châu Âu.

Tăng trưởng toàn cầu mạnh đã giúp nền kinh tế châu Âu mở rộng nhanh nhất trong vòng 4 năm trong quý 2/2010, sau khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp trước đó đã khiến niềm tin vào đồng euro bị lung lay và buộc chính phủ các nước phải đẩy mạnh các biện pháp cắt giảm thâm hụt. Tăng trưởng tại khu vực đồng tiền chung euro có thể sẽ chậm lại trong nửa cuối năm nay khi nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái và triển vọng không mấy sáng sủa của xuất khẩu Trung Quốc.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế trong cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg, tăng trưởng kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới sau quý 2/2010 có thể sẽ “tuột dốc” xuống mức tăng trưởng chậm nhất ở giai đoạn nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi. Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc giảm với mức tăng trưởng kinh tế trong tháng Bảy chỉ đạt 10,3%, thấp hơn so với dự đoán trong tháng trước đó, báo hiệu sự suy giảm mạnh của tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm nay.

“Bất kỳ sự suy thoái nào tại châu Á, tại những nền kinh tế mới nổi của châu lục này, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác cũng sẽ tác động tiêu cực trầm trọng tới tăng trưởng kinh tế châu Âu,” ông Rehn phát biểu trong buổi phỏng vấn tại New York.

Hôm 27/7, Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) John Lipsky cho rằng, sự phục hồi toàn cầu sẽ “khiêm tốn” hơn do căng thẳng tại nhiều thị trường tài chính sẽ tạo ra rủi ro với các triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, ông Rehn cho rằng, điều quan trọng là các quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và cả Tây ban Nha nên tập trung giải quyết các vấn đề liên quan tới khả năng cạnh tranh, ngay cả khi tăng trưởng GDP tại châu Âu đã có những dấu hiệu khả quan. Quý 2/2010, GDP của Đức đạt 2,2%, Tây Ban Nha -0,2% và Hy Lạp -1,5% với nỗ lực đạt được gói cứu trợ của EU trong tháng Năm.

 
Nguồn:   thuongvuvietnam

Nguồn:Vinanet