menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường đồ chơi trẻ em: hàng ngoại lấn sân

16:08 21/07/2009
Thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu tiêu thụ hàng nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Singapore, Đài Loan, Trung quốc. Các nhà phân phối đồ chơi nhận định hàng của Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 80% thị phần đồ chơi trong nước vì mẫu mã đa dạng, giá lại rẻ. Các cơ sở sản xuất đồ chơi nhỏ trong nước đang thu hẹp dần sản xuất,trong khi một số doanh nghiệp sản xuất đồ chơi khác lại bận làm hàng xuất khẩu….

Lấy một ví dụ tại Công ty TNHH Phương Nga, với hàng ngàn mẫu mã đồ chơi được phân phối qua Cty này, chỉ có khoảng hơn chục mẫu đồ chơi làm từ gỗ do mộtdoanh nghiệp Việt Nam sản xuất, còn lại là hàng nhập khẩu.

Theo Giám đốc một công ty chuyên phân phối đồ chơi có doanh số trên 150 tỷ đồng/năm, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%/năm, cho biết dù rất tâm huyết trong lĩnh vực này nhưng vẫn chưa dám mạnh dạn đầu tư sản xuất. Một trong những trở lại lớn nhất là việc đương đầu với hàng nhập khẩu.

Đơn cử sản phẩm đồ chơi bằng gỗ của nước ngoài có mặt tại Việt Nam như Quala của Thái Lan. Nhờ mẫu mã phong phú, thông qua hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam, đồ chơi của hãng này cũng đã có chỗ đứng trên thị trường. Trong khi đó các nhà sản xuất đồ chơi bằng gỗ của Việt Nam chủ yếu làm gia công cho các khách hàng nước ngoài nên chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa.

Đối mặt với hàng đồ chơi bằng nhựa, thú nhồi bông, tuy có thị phần khá lớn nhưng chỉ một vài doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Dẫn đầu mặt hàng đồ chơi bằng nhựa trên thị trường hiện nay là Công ty Nhựa Chợ Lớn, tuy nhiên mẫu mã của doanh nghiệp này lại không nhiều, chủ yếu là xe đạp, xe tập đi, xe đẩy… Những doanh nghiệp cơ sở nhỏ lẻ khác thì đóng cửa hoặc chuyển đổi mặt hàng do khó lòng cạnh tranh với các sản phẩm có mẫu mã đa dạng, gái “siêu rẻ” được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các nhà phân phối đồ chơi chuyên nghiệp Việt Nam cho biết, họ sẵn sàng hỗ trợ các sản phẩm đồ chơi được sản xuất trong nước vì giảm được chi phí nhập khẩu, không bị động nguồn hàng và điều quan trọng hơn là yên tâm về chất lượng… Tuy nhiên, ngành sản xuất đồ chơi của Việt Nam vẫn còn quá yếu.

Trong Quốc có cả một ngành công nghiệp đồ chơi, họ sản xuất mang tính liên hoàn, nhà máy này chuyên sản xuất khuôn nhựa, nhà máy nọ sản xuất linh kiện, nơi kia lắp ráp, đóng gói… thành một món đồ hoàn chỉnh. Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay, việc đầu tư cho một nhà máy sản xuất đồ chơi là bài toán khó. Tỷ suất lợi nhuận trong sản xuất đồ chơi không cao, thời gian lưu giữ trên quầy kệ lâu, đã vậy tỷ lệ chiết khấu cho hệ thống sieê thị, nhà sách chiếm đến 20-30% giá bán lẻ.

Theo một số doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối mặt hàng này cho rằng,  muốn thị trường đồ chơi Việt Nam phát triển, cần có sự liên doanh giữa nhà sản xuất và chuỗi phân phối bán lẻ. Có lẽ trong thời gian chờ đợi sự hình thành các liên kết trên, thị trường đồ chơi Việt Nam vẫn là sân chơi cho các sản phẩm ngoại nhập.

Nguồn:Vinanet