menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình thương mại, đầu tư Việt Nam – Tây Ban Nha 11 tháng năm 2014

11:40 19/01/2015

Tính đến tháng 11 năm 2014, Tây Ban Nha đã có 38 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 35,57 triệu USD, xếp thứ 56/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại nước ta.

(VINANET) Tính đến tháng 11 năm 2014, Tây Ban Nha đã có 38 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 35,57 triệu USD, xếp thứ 56/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại nước ta. Quy mô vốn bình quân của Tây Ban Nha hiện xấp xỉ 936.000 USD/dự án, thấp hơn so với quy mô vốn bình quân của cả nước là 14,3 triệu USD/dự án.

Tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2014, Tây Ban Nha đã đầu tư 6 dự án cấp mới đạt 5 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ 36 trong tổng số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Hiện nay,các nhà đầu tư Tây Ban Nha đã đầu tư vào 6/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 19 dự án và 28,88 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký (chiếm 50% số dự án và 81,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của Tây Ban Nha tại Việt Nam). Còn lại lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; xây dựng; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; thông tin truyền thông và vận tải kho bãi.

Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài dẫn đầu trong số các dự án FDI của Tây Ban Nha tại Việt Nam với 36 dự án và 32,77 triệu USD vốn đầu tư đăng ký (chiếm 94,7% số dự án và 92,1% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại 2 dự án liên doanh với 2,79 triệu USD vốn đăng ký.

Đến nay, các nhà đầu tư Tây Ban Nha đã có mặt tại11/63 địa phương của cả nước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, tỉnh Bình Dương dẫn đầu với 6 dự án, đạt 10 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 15,8% số dự án và 28,1% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Hai nước đã ký kết một số hiệp định song phương quan trọng như: Hiệp định khung về Hợp tác (tháng 10/2001), Hiệp định tránh đánh thuế trùng (tháng 3/2005), Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư (tháng2/2006)…

Hiện nay, quan hệ kinh tế song phương giữa Tây Ban Nha và Việt Nam đã ngày được tăng cường. Về thương mại, Tây Ban Nha là một trong những nước EU có tốc độ tăng trưởng trao đổi thương mại với nước ta ở mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Tây Ban Nha bao gồm thủy sản, cafe, dệt may, giày dép…

Tuy nhiên, FDI của Tây Ban Nha vào Việt Nam còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng. Trong thời gian tới, hai nước cần tạo các cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu các cơ hội đầu tư hai chiều, đặc biệt là trong một số lĩnh vực mũi nhọn của các doanh nghiệp Tây Ban Nha như xây dựng, chế tạo máy, công nghiệp đóng tàu, sản xuất dầu ôliu...

Hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Tây Ban Nha trong 11 tháng đầu năm 2014 đạt 2,33 tỷ USD, tăng 21,2% so cùng kỳ năm 2013. Với mức tăng trưởng này, kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2014 đã vượt mức của cả năm 2013 (2,11 tỷ USD).

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Tây Ban Nha nhiều nhất là điện thoại, dệt may, giày dép, cà phê. Đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện với 652,68 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 27,9% tổng trị giá xuất khẩu sang Tây Ban Nha. Đứng thứ hai là hàng dệt may, trị giá đạt 643,31 triệu USD, tăng 34,5%, chiếm 27,5%. Giày dép các loại là mặt hàng xếp thứ ba về kim ngạch với 343,88 triệu USD, chiếm 14,7% tổng trị giá xuất khẩu, tăng 31,4%.

Nhìn chung, phần lớn hàng hóa xuất khẩu sang Tây Ban Nha đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó một số mặt hàng tăng trưởng cao gồm: sắt thép các loại tăng 155,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 43,1%; sản phẩm từ sắt thép tăng 40,8%. Ngược lại, một số mặt hàng lại có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 14,9%; cao su giảm 13,0%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày giảm 74,7%.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Tây Ban Nha 11 tháng năm 2014. ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

T11/2014

 

11T/2014

T11/2014 so với T10/2014 (%)

11T/2014 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

245.769.795

2.338.670.889

+24,5

+21,2

Điện thoại các loại và linh kiện

86.800.433

652.676.941

+74,1

+21,6

Hàng dệt, may

60.045.341

643.314.464

-7,5

+34,5

Giày dép các loại

32.907.551

343.881.824

+34,8

+31,4

Cà phê

16.307.088

211.818.421

+21,1

+19,6

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

25.836.281

116.578.681

+92,8

-14,9

Hàng thủy sản

6.133.855

112.383.531

-24,7

+3,6

Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù

2.776.343

34.228.544

-17,4

+26,9

Hạt tiêu

157.300

25.136.191

-84,0

+10,3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

1.994.927

24.800.344

-32,5

+23,8

Cao su

1.611.693

20.954.944

-43,2

-13,0

Sản phẩm từ chất dẻo

1.311.377

17.197.988

-27,9

+19,7

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.252.130

15.770.234

+24,9

+21,1

Hạt điều

731.920

13.630.153

-32,1

+29,3

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

744.732

11.202.979

-4,5

*

Sản phẩm từ sắt thép

664.808

8.782.227

-27,8

+40,8

Phương tiện vận tải và phụ tùng

235.943

6.479.376

-59,4

+43,1

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

411.373

6.110.862

+82,5

-74,7

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

615.143

5.699.523

-9,2

+14,3

Sắt thép các loại

254.738

3.143.362

*

+155,3

Sản phẩm gốm, sứ

132.400

1.926.966

+90,4

-6,2

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

139.346

1.895.758

-62,3

+9,5

Gạo

 

1.302.397

-100,0

+7,5

Sản phẩm từ cao su

132.223

1.251.319

-0,1

-14,0

 Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn:Vinanet