menu search
Đóng menu
Đóng

VCUFTA ký kết sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Việt

10:20 09/01/2015

Với việc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Belarus- Kazakhstan- Nga (VCUFTA) sắp được ký kết, thị trường Nga sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

 (VINANET) – Dẫn nguồn thông tin từ Báo công thương điện tử, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại LB Nga nhận định, với việc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Belarus- Kazakhstan- Nga (VCUFTA) sắp được ký kết, thị trường Nga sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thực tế cho thấy, hợp tác kinh tế- thương mại giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga vẫn còn khiêm tốn. Trong năm 2013, trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 2,758 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu từ Việt Nam vào Nga đạt 1,905 triệu USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2014, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga giảm so với cùng kỳ năm 2013, giảm 11,16%, tương đương với 1,5 tỷ USD.

Trong thời gian này, các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga gồm: điện thoại và linh kiện, dệt may, cà phê, thủy sản, giày dép, hạt điều, hàng rau quả…. trong đó mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm thị phần lớn, chiếm 38,7% tổng kim ngạch, tương đương với 612,7 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2013, tốc độ xuất khẩu mặt hàng này lại giảm, giảm 19,21%. Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may, đạt 125,1 triệu USD, chiếm 7,9% thị phần, tăng 2,17%. Kế đến là mặt hàng cà phê, đạt 113,6 triệu USD, tăng 42,85%...

Nhìn chung, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2014, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga ở các mặt hàng đều có tốc độ giảm, số mặt hàng xuất khẩu có tốc độ kim ngạch giảm chiếm 52% và xuất khẩu mặt hàng quặng và khoáng sản giảm mạnh nhất, giảm 91,70%, tương đương với 1,1 triệu USD.

Số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 47% và mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ và ô dù có tốc độ tăng mạnh nhất, tăng 47,47%.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nga 11 tháng 2014 – ĐVT: USD

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam)

Theo Tham tán, VCUFTA được ký kết trong đầu năm 2015 sẽ là yếu tố rất thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nga. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của Nga và Việt Nam không những không trùng lắp, cạnh tranh mà còn bổ sung cho nhau. Nhìn chung, tâm lý người tiêu dùng Nga ưa chuộng hàng Việt Nam. Thêm vào đó, trong bối cảnh Mỹ và các nước EU đang thực hiện các chính sách cấm vận và Nga có những giải pháp ứng phó lại là cơ hội hiếm có, nhưng rất ngắn, để Việt Nam tăng cường xuất khẩu hàng nông, thủy sản vào Nga.

Muốn thâm nhập, mở rộng thị trường, tăng thị phần hàng hóa tại thị trường Nga đầy tiềm năng, không thể thiếu công tác XTTM. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động, tích cực XTTM hơn nữa sẽ tìm được cơ hội tốt để vào thị trường Nga và phát triển một cách vững chắc, ổn định.

Để thâm nhập, mở rộng thị trường, tăng thị phần hàng hóa tại thị trường Nga đầy tiềm năng, theo Tham tán không thể thiếu công tác XTTM. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động, tích cực XTTM hơn nữa sẽ tìm được cơ hội tốt để vào thị trường Nga và phát triển một cách vững chắc, ổn định.

Đối với các doanh nghiệp tham gia hội chợ- triển lãm, nên liên hệ với ban tổ chức ít nhất trước 3 tháng để có vị trí gian hàng triển lãm tốt và có thời gian quảng cáo hàng thông qua ban tổ chức, các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đồng thời các mẫu mã hàng trưng bày triển lãm cần có sự lựa chọn kỹ, mang tính đặc trưng.

Còn đối với việc tổ chức diễn đàn doanh nghiệp hay hội thảo cũng cần có thời gian ít nhất trước một quý để kịp mời đối tác, tìm địa điểm phù hợp, chuẩn bị nội dung hội thảo chu đáo. Ông Niệm cũng lưu ý rằng, các đoàn XTTM nên liên hệ chặt chẽ với Thương vụ Việt Nam tại Nga để nhận được hỗ trợ, phối hợp, sao cho hoạt động XTTM đạt kết quả cao nhất.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet

Nguồn:Vinanet