menu search
Đóng menu
Đóng

VEAEUFTA: Cơ hội rộng mở cho hàng Việt

10:07 24/06/2015
Sáng ngày 23/6, đã diễn ra hội thảo “Phổ biến thông tin về Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu và cơ hội cho các doanh nghiệp Hà Nội”, do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (VEAEUFTA) đã được ký kết ngày 29/5 vừa qua, bao gồm các Chương chính về Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Công nghệ điện tử trong thương mại, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế.

Một nội dung quan trọng của Hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực. Cùng với việc xóa bỏ thuế quan, hai bên sẽ triển khai tích cực Chương về SPS, trong đó có các nội dung về công nhận tương đương đối với các biện pháp hoặc hệ thống quản lý trong lĩnh vực liên quan; công nhận lẫn nhau về các khái niệm về thích ứng với điều kiện khu vực, sử dụng kết quả kiểm toán, thông tin của các tổ chức quốc tế lớn...

Phía Việt Nam cũng đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho liên minh đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... Theo Trưởng phòng Hội nhập kinh tế quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, chiếm 94% kim ngạch nhập khẩu từ Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU). Đáng chú ý, có khoảng 53% tổng số dòng thuế xuống 0% ngay sau hiệp định có hiệu lực. Tiến tới đến năm 2018 sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu thêm đối với 1,5% tổng số dòng thuế, tập trung vào nhóm: chế phẩm từ thịt, cá và rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đá quý và kim loại quý…

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, khi Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn cắt giảm thuế nhập khẩu sâu trong một số FTA, các nguyên liệu đầu vào cho gia công, chế biến phục vụ xuất khẩu sẽ giảm được chi phí, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì VEAEUFTA cũng sẽ đặt ra những thách thức đối với doanh nghiệp, đó là: năng lực cạnh tranh của không ít doanh nghiệp còn chưa cao. Khu vực doanh nghiệp tư nhân đã phát triển song quy mô vẫn còn nhỉ và gặp nhiều hạn chế cề năng lực tài chính, công nghệ.

Chính bởi vậy, tại hội thảo này, các chuyên gia khuyến cáo: Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy cao nhất lợi thế của mình. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ chính sách mang tính dài hạn và ổn định nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời cho doanh nghiệp… Doanh nghiệp cũng cần nắm bắt đầy đủ cam kết về lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chủ động xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp trong ngắn hạng và dài hạn. Qua đó tận dụng cơ hội cũng như sẵn sàng cạnh tranh.

Tán thành với ý kiến của nhiều chuyên gia, Vụ trưởng, Vụ thị trường Châu âu, Trưởng đoàn đàm phán cấp kỹ thuật củaVEAEUFTA cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần nghiên cứ kỹ các quy định và cam kết của hiệp định đồng thời cần tìm hiểu quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, cải tiến, nhằm đạt trình độ kỹ thuật phù hợp.

Nguồn: Báo Công Thương điện tử

 

Nguồn:Vinanet