menu search
Đóng menu
Đóng

Việt Nam – Ba Lan nhiều tiềm năng phát triển song phương

14:25 18/05/2012

Trong giai đoạn khủng hoảng toàn thế giới và ở châu Âu, Ba Lan vẫn thường xuyên đạt tăng trưởng GDP dương liên tục, với năm 2010 là 3,8% và năm 2011 dự kiến 4% là mức cao nhất trong tất cả 27 nước EU (trung bình 1,6%). Thất nghiệp 11,8% và lạm phát 3,8%...
  
  

(VINANET)

Trong giai đoạn khủng hoảng toàn thế giới và ở châu Âu, Ba Lan vẫn thường xuyên đạt tăng trưởng GDP dương liên tục, với năm 2010 là 3,8% và năm 2011 dự kiến 4% là mức cao nhất trong tất cả 27 nước EU (trung bình 1,6%). Thất nghiệp 11,8% và lạm phát 3,8%.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Ba Lan cho biết, Ba Lan vẫn là bạn hàng số 1 của Việt Nam ở Đông – Trung Âu. Kim ngạch trao đổi hàng hóa những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu xuất siêu, Ba Lan luôn nhập siêu. Ba Lan luôn tìm các biện pháp tăng cường xuất khẩu sang Việt Nam, trong đó có việc cho Việt Nam vay khoản tín dụng 300 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Ba Lan, doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng sử dụng nguồn vốn vay này và nguồn từ Ngân hàng BGK về tín dụng xuất khẩu của Ba Lan. Thị trường Ba Lan vẫn cần những chủng loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: Thủy, hải sản, nông sản nhiệt đới, hàng dệt may, giày dép… nên Việt Nam chưa gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường này. Vấn đề là các doanh nghiệp phải tích cực làm công tác xúc tiến thương mại, thâm nhập, tìm hiểu kỹ thị trường, khách hàng để tránh những tổn thất, mất mát không đáng có do khủng hoảng hoặc độ tin cậy của khách hàng gây ra.

Theo số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu sang Ba Lan 117,5 triệu USD, tăng 34,17% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu từ Ba Lan đạt 41,3 triệu USD, tăng 28,77% so với cùng kỳ năm 2010.

Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ba Lan trong quí I/2012 là hàng điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm, hàng thủy sản, cà phê, giày dép, bánh kẹo, gỗ và sản phẩm…. trong đó mặt hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch đạt cao nhất, đạt trên 44 triệu USD, chiếm 37,4% tỷ trọng; đứng thứ hai là máy vi tính sản phẩm điện tử đạt 12,8 triệu USD, tăng 104,69% so với quí I/2011. Nhìn chung, xuất khẩu sang Ba Lan trong thời gian này đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, duy chỉ có ba mặt hàng giảm kim ngạch đó là hàng thủy sản, giảm 32,29%, hàng dệt may giảm 37,67% và hạt tiêu giảm 19,67% so với 3 tháng năm 2011.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ba Lan quí I/2012

ĐVT: USD

 

KNXK T3/2012

KNXK 3T/2012

KNXK 3T/2011

% so sánh +/- KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

37.554.009

117.513.388

87.583.696

34,17

điện thoại các loại và linh kiện

10.908.698

44.058.807

 

*

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4.103.968

12.817.018

6.261.693

104,69

Hàng thuỷ sản

2.632.487

9.734.133

14.376.930

-32,29

Cà Phê

5.197.621

7.548.076

6.670.689

13,15

giày dép các loại

221.589

4.941.039

1.361.635

262,88

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.873.641

4.353.317

1.979.972

119,87

sản phẩm từ chất dẻo

2.095.874

4.112.623

3.448.370

19,26

gỗ và sản phẩm gỗ

1.206.563

4.009.737

2.921.945

37,23

hàng dệt, may

1.014.705

3.160.448

5.070.572

-37,67

hạt tiêu

1.291.160

2.368.536

2.948.575

-19,67

sản phẩm từ sắt thép

838.970

2.034.261

 

*

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

477.481

1.115.110

648.412

71,98

Chè

232.127

986.708

730.280

35,11

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

275.528

656.612

380.225

72,69

gạo

90.465

228.765

187.166

22,23

(Nguồn: TCHQ)

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Ba Lan trong 3 tháng đầu năm 2012 là hàng thủy sản, sữa và sản phẩm, máy móc thiết bị, kim loại, dược phẩm… trong đó hàng thủy sản có kim ngạch 8,3 triệu USD, tăng 60,29% so với 3 tháng năm 2011 – là mặt hàng có sự tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong số các mặt hàng. Đứng thứ hai về kim ngạch là sữa và sản phẩm. Tháng 3/2012 Việt Nam đã nhập k hẩu 1,4 triệu USD sữa và sản phẩm từ thị trường Ba Lan, đưa kim ngạch 3 tháng đầu năm 2012 lên 4,9 triệu USD, giảm 18,18% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu từ thị trường Ba Lan quí I/2012

ĐVT: USD

 

KNNK T/3012

KNNK 3T/2012

KNNK 3T/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

14.228.868

41.375.926

32.132.482

28,77

hàng thủy sản

3.425.754

8.356.834

5.213.424

60,29

sữa và sản phẩm từ sữa

1.439.216

4.917.820

6.010.863

-18,18

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

1.113.949

4.789.937

5.820.913

-17,71

dược phẩm

669.942

2.776.936

2.457.817

12,98

kim loại thường khác

2.269.901

2.697.184

4.979.506

-45,83

nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

1.054.319

2.568.993

1.981.311

29,66

sắt thép các loại

310.453

454.239

 

*

sản phẩm từ sắt thép

56.232

183.290

157.578

16,32

máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện

37.582

110.065

173.446

-36,54

(Nguồn: TCHQ)

Việt Nam-Ba Lan có nhiều tiềm năng phát triển song phương. Giữa hai nước có những hiệp định/cam kết song phương đã ký như : Hiệp định hợp tác văn hóa – khoa học, năm 1992; Hiệp định hỗ tương tư pháp, năm 1993; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, năm 1994; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, năm 1994; Hiệp định hợp tác vận tải biển, năm1995; Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn và thị trường nông sản, năm 2005; Thỏa thuận hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ba Lan cho các năm 2005-2008 và tiếp tục thực hiện đến nay. Luật ân xá cho người đã có mặt ở Ba Lan nhưng không giấy tờ được Tổng thống Ba Lan - Bronislaw Komorowski ký ngày 26/8/2011 sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2012 cho hàng chục nghìn người nước ngoài.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Ba Lan, chuyển trọng tâm đầu tư từ Trung quốc sang Việt Nam. Một số dự án, công trình do người Việt ở Ba Lan đầu tư về nước như: Một số khách sạn (ở Hạ Long), các nhà máy sản xuất quần áo, giày dép, nhà máy sản xuất vật tư, vật liệu xây dựng, một số công trình bất động sản (Làng Việt kiều châu Âu ở Mỗ Lao, Khu đô thị Vườn Cam), xây dựng trường học phổ thông cũng như đại học, thành lập ngân hàng, nuôi thủy, hải sản... Trị giá các công trình này ước khoảng trên 600 triệu USD. Trong khi đó đầu tư từ Việt Nam vào Ba Lan rất nhỏ, chỉ khoảng 8 triệu USD lĩnh vực phân phối. Hai ngân hàng hàng đầu của Việt Nam là BIDV và Vietinbank đang chuẩn bị mở chi nhánh, VPĐD tại Ba Lan.

Người Việt ở Ba Lan đã xây dựng được nhiều Trung tâm Thương mại khá lớn cho người Ba Lan, Việt Nam, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ thuê kinh doanh. Các trung tâm mới hiện đại và khang trang, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật phòng cháy nổ, vệ sinh của nước sở tại. Tuy nhiên hàng hóa tại trung tâm phần nhiều là hàng Trung Quốc. Hàng Việt Nam ngày càng ít vì nhiều lý do, chủ yếu là giá cả không cạnh tranh, mẫu mã ít hơn hàng Trung Quốc và thanh toán không linh hoạt.

Một vấn đề lớn là trong mấy năm gần đây, việc một số doanh nhân lừa đảo người Việt liên tục bùng hàng, bùng nợ nhiều triệu USD - một vụ làm nhiều bà con làm ăn nhỏ hơn điêu đứng. Bộ Công an đã đưa một đoàn sang hỗ trợ nhưng chưa có chế tài xử lý những người lừa đảo ở ngoài Việt Nam, nên vẫn tiếp tục có nhiều vụ lừa đảo vỡ lở.

Có thể nói, trong quan hệ kinh tế thương mại hai nước có nhiều yếu tố thuận lợi. Đó là gần 10.000 cán bộ kỹ thuật, cử nhân được đào tạo tại Ba Lan đang công tác và làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam. Cộng đồng Việt Nam tại Ba Lan có vai trò rất quan trọng trong việc tăng kim ngạch XNK giữa hai nước. Đường bay thẳng Ba Lan-Việt Nam tạo thuận lợi cho đi lại và quảng bá du lịch và kinh doanh.

Về khó khăn, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước gặp khó khăn chung do khủng hoảng kinh tế thế giới. Khoảng cách địa lý xa và doanh nghiệp Ba Lan chưa quan tâm đúng mức tới thị trường Việt Nam, chưa phát huy hết các tiềm năng. Năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp Ba Lan với các nước khác còn hạn chế.

Dự kiến tới đây, thương vụ sẽ có một số hoạt động phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước và các doanh nghiệp.

Thứ nhất, tổ chức các cuộc triển lãm của riêng Việt Nam, giới thiệu hàng hóa với người nhập khẩu, tiêu dùng nước sở tại. Một số nước ASEAN (Indonesia, Thái Lan…) đã thực hiện hình thức này và thu được kết quả tốt. Có thể hợp tác với các trung tâm thương mại của người Việt ở Ba Lan trong các hoạt động này để giảm bớt chi phí tổ chức. Các trung tâm này sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ.

Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước nên mạnh dạn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam ở Ba Lan tìm hình thức (đại lý, kho ngoại quan…) cùng nhau xuất khẩu hàng Việt Nam sang Ba Lan cũng như đưa một số mặt hàng Việt Nam có nhu cầu từ thị trường này về nước.

Thứ ba, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trực tiếp mở VPĐD, chi nhánh, công ty theo luật Ba Lan, giới thiệu sản phẩm, bán lẻ; phối hợp với các Trung tâm thương mại của người Việt. Điều tra xác minh đối tác giúp doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ tư, mùa hè năm 2012, Bộ Công Thương dự kiến tổ chức tại Ba Lan hội nghị giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các Hội doanh nghiệp người Việt tại châu Âu.

Nguồn:Vinanet