menu search
Đóng menu
Đóng

Việt Nam hướng tới kinh tế thị trường với tốc độ cao nhất

14:17 02/03/2010

Kết hợp các mô hình của tất cả các nước trên thế giới và mở cửa nhanh chóng để theo kịp toàn cầu hóa, Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mỗi năm ngày một nhiều hơn và làm cho các nhà kinh tế bảo thủ ngỡ ngàng. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, đã có 26 nước, kể cả Australia, New Zealand, đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu và Mỹ, mặc dù là các nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn, vẫn chưa thấy công nhận điều này. EU gần đây đã gia hạn thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da của Việt Nam, nói rằng điều này không thích hợp với các mối quan hệ kinh tế và thương mại đang phát triển giữa Việt Nam và EU. Ủy ban châu Âu (cơ quan lập pháp của EU) hiện đang áp đặt mức thuế chống bán phá giá 10% đối với giầy da của Việt Nam. Việc EU gia hạn thuế, được dự kiến có hiệu lực ngày 1/1/2010, sẽ áp dụng đối với giầy có da ở giữa và cuối giầy - sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp giầy da Việt Nam, khiến cho Việt Nam phải cạnh tranh với mức giá cao hơn các nước khác. Trong khi đó, việc Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh của Việt Nam kể từ năm 2003 đã làm giảm đáng kể lượng tôm Việt Nam xuất sang thị trường này. Việt Nam hiện đang mở vụ kiện tranh chấp đầu tiên lên WTO đối với các biện pháp chống bán phá giá tôm của Mỹ. Ngoài Mỹ, các thị trường chính của Việt Nam bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Việt Nam rõ ràng đang chống lại bức tường thương mại có từ lâu, vốn đựơc gọi là khái niệm về "các nền kinh tế không thị trường" đã xuất hiện trong đạo luật chống bán phá giá (đặc biệt là các dự luật của Mỹ) kể từ những năm 1970. Có lẽ khái niệm “nền kinh tế không thị trường” đã trở thành hàng rào phi thuế quan để các nước phát triển hạn chế nhập khẩu từ các nền kinh tế có chi phí lao động thấp. Trong 2 thập kỷ qua, những cú sốc kinh tế không thuận lợi và khắc nghiệt đã giúp cho chính phủ Việt Nam đưa ra các cuộc cải cách toàn diện. Trong thập kỷ qua, đất nước của 86 triệu dân đã đạt mức tăng trưởng trung bình 7,3%, tăng mức thu nhập tính theo đầu người lên hơn 1.000 USD, mở 2 thị trường chứng khoán và gia nhập WTO. Số liệu GDP mới nhất của năm 2009 chứng tỏ khả năng hồi phục nhanh của Việt Nam từ cuộc suy thoái toàn cầu. Và các nhà lãnh đạo hàng đầu, phấn chấn trước tốc độ tăng trưởng 5,32% đạt được trong năm qua, đang đặt mục tiêu tăng trưởng lên 6,5%-7% trong năm 2010. Trong cuộc đối thoại với hơn 20 chủ tịch và giám đốc chấp hành các công ty tài chính, ngân hàng, bất động sản, năng lượng, cơ khí dân sự, thông tin viễn thông và y tế ở Davos (Thụy Sỹ), bên lề Diễn đang kinh tế thế giới tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng cuộc suy thoái toàn cầu là một cơ hội để có những thay đổi mạnh mẽ hơn là một thách thức.

  Kết hợp các mô hình của tất cả các nước trên thế giới và mở cửa nhanh chóng để theo kịp toàn cầu hóa, Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mỗi năm ngày một nhiều hơn và làm cho các nhà kinh tế bảo thủ ngỡ ngàng.


Theo Bộ Công Thương Việt Nam, đã có 26 nước, kể cả Australia, New Zealand, đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu và Mỹ, mặc dù là các nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn, vẫn chưa thấy công nhận điều này.


EU gần đây đã gia hạn thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da của Việt Nam, nói rằng điều này không thích hợp với các mối quan hệ kinh tế và thương mại đang phát triển giữa Việt Nam và EU. Ủy ban châu Âu (cơ quan lập pháp của EU) hiện đang áp đặt mức thuế chống bán phá giá 10% đối với giầy da của Việt Nam.


Việc EU gia hạn thuế, được dự kiến có hiệu lực ngày 1/1/2010, sẽ áp dụng đối với giầy có da ở giữa và cuối giầy - sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp giầy da Việt Nam, khiến cho Việt Nam phải cạnh tranh với mức giá cao hơn các nước khác.


Trong khi đó, việc Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh của Việt Nam kể từ năm 2003 đã làm giảm đáng kể lượng tôm Việt Nam xuất sang thị trường này. Việt Nam hiện đang mở vụ kiện tranh chấp đầu tiên lên WTO đối với các biện pháp chống bán phá giá tôm của Mỹ.


Ngoài Mỹ, các thị trường chính của Việt Nam bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Việt Nam rõ ràng đang chống lại bức tường thương mại có từ lâu, vốn đựơc gọi là khái niệm về "các nền kinh tế không thị trường" đã xuất hiện trong đạo luật chống bán phá giá (đặc biệt là các dự luật của Mỹ) kể từ những năm 1970. Có lẽ khái niệm “nền kinh tế không thị trường” đã trở thành hàng rào phi thuế quan để các nước phát triển hạn chế nhập khẩu từ các nền kinh tế có chi phí lao động thấp.


Trong 2 thập kỷ qua, những cú sốc kinh tế không thuận lợi và khắc nghiệt đã giúp cho chính phủ Việt Nam đưa ra các cuộc cải cách toàn diện. Trong thập kỷ qua, đất nước của 86 triệu dân đã đạt mức tăng trưởng trung bình 7,3%, tăng mức thu nhập tính theo đầu người lên hơn 1.000 USD, mở 2 thị trường chứng khoán và gia nhập WTO.


Số liệu GDP mới nhất của năm 2009 chứng tỏ khả năng hồi phục nhanh của Việt Nam từ cuộc suy thoái toàn cầu. Và các nhà lãnh đạo hàng đầu, phấn chấn trước tốc độ tăng trưởng 5,32% đạt được trong năm qua, đang đặt mục tiêu tăng trưởng lên 6,5%-7% trong năm 2010.


Trong cuộc đối thoại với hơn 20 chủ tịch và giám đốc chấp hành các công ty tài chính, ngân hàng, bất động sản, năng lượng, cơ khí dân sự, thông tin viễn thông và y tế ở Davos (Thụy Sỹ), bên lề Diễn đang kinh tế thế giới tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng cuộc suy thoái toàn cầu là một cơ hội để có những thay đổi mạnh mẽ hơn là một thách thức.