menu search
Đóng menu
Đóng

Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ bước tiến trong quan hệ thương mại

11:15 23/08/2013

Là quốc gia duy nhất trên thế giới nối liền hai lục địa châu Á và châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí chiến lược quan trọng trong chính trị và phát triển kinh tế, thương mại của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại đây, bên cạnh việc xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, hàng hóa Việt Nam còn có thể thâm nhập thuận lợi hơn vào các nước châu Âu, Trung Đông cũng như Bắc Phi.
  
  
 (VINANET) _ Theo Tạp chí Công Thương, là quốc gia duy nhất trên thế giới nối liền hai lục địa châu Á và châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí chiến lược quan trọng trong chính trị và phát triển kinh tế, thương mại của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại đây, bên cạnh việc xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, hàng hóa Việt Nam còn có thể thâm nhập thuận lợi hơn vào các nước châu Âu, Trung Đông cũng như Bắc Phi.

Trong những năm gần đây, nhờ thực thi các biện pháp cải cách nền kinh tế theo hướng tự do hoá, Thổ Nhĩ Kỳ đã vươn lên mạnh mẽ trong khu vực và thế giới, hiện đứng thứ 6 tại châu Âu, thứ 16 thế giới và là thành viên G20.

GDP năm 2012 của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 786,2 tỷ USD, tăng 2,2% so với 2011, mức GDP bình quân đầu người đạt 10.540 USD. Dự báo mức tăng GDP năm 2013 của Thổ Nhĩ Kỳ là 4%.

Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu sẽ trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 500 tỷ USD năm 2023.

Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đều đạt trên ngưỡng 200 tỷ USD. Cụ thể, năm 2011 đạt 240,8 tỷ USD; năm 2012 đạt 236,5 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu đạt 135 tỷ USD năm 2011, 152,5 tỷ USD năm 2012. Điều này cho thấy, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Thổ Nhĩ Kỳ khá lớn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ (gần 0,4%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này.

Trong lĩnh vực kinh tế, hiện hai nước đã ký Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật; Nghị định thư về hợp tác kinh tế và thương mại; Nghị định thư về hợp tác nông nghiệp; thành lập Ủy ban hỗn hợp kinh tế, thương mại; Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ; đang hoàn tất đàm phán và các thủ tục pháp lý nội bộ để tiến tới ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định về Hợp tác hàng không; Thổ Nhĩ Kỳ đã mở đường bay đến Việt Nam. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Trong 5 năm trở lại đây, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã có mức tăng trưởng ấn tượng. Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á cũng như thế giới.

Số liệu thống kê cho thấy, trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu. Cụ thể, năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 333 triệu USD, cao gấp 3 lần; thì đến năm 2012 đạt 862,7 triệu USD, gấp 9,6 lần. 7 tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất siêu sang Thổ Nhĩ Kỳ 477,9 tiệu USD.

Điều này phản ánh đúng với thực trạng hiện nay, bởi bên cạnh nhu cầu của thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, lợi thế cạnh tranh về giá cả, chất lượng của hàng hóa Việt Nam, thì sự nỗ lực của các cơ quan chức năng Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, cũng như sự chủ động tìm kiếm đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam là nhân tố chính tạo nên kết quả trên.

Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ 7 tháng năm 2013 khá đa dạng như Sợi, vải, may mặc, giày dép, cao su, điện thoại di động, gạo, cơm dừa, sản phẩm gỗ, sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hạt tiêu, chè, nguyên phụ liệu thuốc lá, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, hàng thủ công, gốm sứ, hải sản...

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm hàng xơ, sợi dệt và hàng điện thoại di động, linh kiện luôn chiếm kim ngạch và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu xơ sợi dệt đạt 29,6 triệu USD, chiếm 30,3% tỷ trọng, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái kim ngạch giảm 4,24%; điện thoại các loại và linh

Một số mặt hàng khác cũng có kim ngạch xuất khẩu cao như dệt may, cao su, sắt thép, máy móc thiết bị, máy vi tính và hàng điện tử. Đáng chú ý là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có mức tăng trưởng cao, tăng 305,31%...

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ 7 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK T7/2013
KNXK 7T/2013
KNXK 7T/2012

% so sánh 7T/2013 với 7T/2012

Tổng KN
107.530.402
615.534.890
476.836.362
29,09
xơ, sợi dệt các loại
29.639.657
186.974.707
195.256.634
-4,24
điện thoại các loại và linh kiện
28.910.304
185.695.747
99.978.225
85,74
hàng dệt may
6.746.140
40.759.540
39.855.372
2,27
máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
16.512.225
37.911.783
9.353.673
305,31
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng
3.520.302
23.069.613
16.959.819
36,03
cao su
3.537.965
21.670.462
25.057.866
-13,52
giày dép
1.234.915
15.049.959
12.732.799
18,20
chất dẻo nguyên liệu
 
9.527.470
3.463.340
175,09
sắt thép
1.739.755
8.085.099
11.194.250
-27,77
gỗ và sản phẩm
943.583
7.486.305
4.452.425
68,14
hạt tiêu
987.215
5.368.704
6.260.854
-14,25
sản phẩm từ chất dẻo
871.763
5.271.087
5.507.881
-4,30
phương tiện vận tải và phụ tùng
787.443
3.779.353
5.139.973
-26,47
hàng thủy sản
520.776
3.046.471
3.792.117
-19,66
gạo
239.085
2.134.610
686.075
211,13
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Lý giải về kim ngạch nhập khẩu thấp từ Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyên gia kinh tế cho rằng, một mặt do hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt về giá cả cũng như chất lượng với hàng hóa cùng chủng loại như phôi thép, tân dược, phụ tùng ô tô, máy móc thiết bị… với các nước mà các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam đã có mối quan hệ buôn bán truyền thống như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…Trong khi đó, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là “bạn hàng mới” đối với thị trường Việt Nam.

Mặt khác, trong thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ chưa thực sự chú trọng đến thị trường Việt Nam, thể hiện qua việc tổ chức các Đoàn xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng vào Việt Nam còn thưa thớt. Tuy nhiên, một vài năm gần đây vấn đề này đã được cải thiện. Bởi, Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm đạt được tổng kim ngạch xuất khẩu 500 tỷ USD vào năm 2023, do đó nước này đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực các nước láng giềng và châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nguồn:Vinanet