menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu sang thị trường Anh – những điều cần biết

11:12 09/04/2012

Năm 2011, Việt Nam đã thu về 2,3 tỷ USD bằng xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Anh, tăng 42,59% so với năm 2010. Sang năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2011.
 
 

(VINANET)

Năm 2011, Việt Nam đã thu về 2,3 tỷ USD bằng xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Anh, tăng 42,59% so với năm 2010. Sang năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2011.

Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh đạt trên 353 triệu USD, tăng 118,89% so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng tháng 2/2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này lại giảm so với tháng cuối năm 2011, giảm 11,35%  nhưng lại tăng mạnh, tăng 112% so với tháng 2/2011, đạt 187,3 triệu USD.

Việt Nam xuất khẩu sang Anh nhưng mặt hàng như Điện thoại các loại và linh kiện, giày dép, hàng dệt may, gỗ và sản phẩm, cà phê… trong đó đạt kim ngạch cao nhất là mặt hàng điện thoại và linh kiện, đạt trên 92 triệu USD, chiếm 26% tỷ trọng, tính riêng tháng 2/2012 Việt Nam đã xuất khẩu 50,3 triệu USD mặt hàng này sang thị trường Anh tăng 17,23% so với tháng cuối năm 2011.

Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng giày dép đạt 69,4 triệu USD, tăng 43,58% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên mặt hàng này xuất khẩu sang Anh trong tháng 2 lại giảm so với tháng 12/2011, giảm 29,46% đạt 32,6 triệu USD.

Đáng chú ý mặt hàng giấy và các sản phẩm từ giấy tuy kim ngạch chỉ đạt 670,7 nghìn USD, nhưng lại có sự tăng trưởng mạnh hơn cả so với cùng kỳ năm trước, tăng 547,61%.

Đối với mặt hàng cà phê, Vương quốc Anh là một trong 10 thị trường quan trọng hàng đầu nhập khẩu cà phê Việt Nam. Bình quân mỗi năm nước Anh nhập khẩu 29.000 tấn cà phê từ Việt Nam, năm cao nhất lên tới 40.000 tấn.

Ngày nay, khi xu hướng sử dụng sản phẩm chất lượng cao của người tiêu dùng ngày càng cao thì các tập đoàn phân phối, các nhà cung cấp sản phẩm đặc biệt là hàng thực phẩm cũng ngày càng khắt khe hơn trong vấn đề chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của họ. Họ sẵn sàng mua giá cao hơn nếu chúng ta đáp ứng được yêu cần chất lượng cao của họ.

Qua buổi làm việc với Tập đoàn Nestle UK, cơ quan thương vụ Việt Nam thấy có một số vấn đề cần lưu ý.

Thứ nhất là cà phê xuất khẩu đã qua kiểm nghiệm vẫn có thể bị khiếu nại về chất lượng. Mặc dù đã được Trung Nâm kiểm tra chất lượng (NQCC) của Nestle kiểm tra (tại Việt Nam là NQCC Đồng Nai) độ ẩm và cấp chứng nhận nhưng lô hàng đó vẫn có thể bị khiếu nại. Trong trường hợp này thì phần thiệt hại thường thuộc về phía chúng ta (người bán) vì có thể bị ép giá.

Nestle có quy trình kiểm tra chất lượng tuần hoàn rất chặt chẽ gồm các công đoạn: Nhà máy sản xuất kiểm tra chất lượng cà phê và phản ảnh đến Trung tâm mua hàng (CPCC)/Hệ thống mua hàng Nestle (NCPS); CPCC kiểm tra và phản ảnh đến người mua trung gian (Traders); Traders liên hệ với Trung tâm kiểm tra chất lượng Nestle (NQCC) để kiểm tra và phản hồi lại Nhà máy và Trung tâm mua hàng; nhà máy phối hợp với Hệ thống phân loại cà phê xanh (GCCS) và Trung tâm Kiểm tra chất lượng cà phê xanh (GCQC) để phân loại sản phẩm.; chế biến và sản xuất; tiêu thụ.

Thứ hai là các chỉ số tiêu chuẩn về độ ẩm, tỷ lệ vỡ, tạp chất và sàng hạt. Theo các chỉ số tiêu chuẩn do Nesle đưa ra thì tiêu chuẩn của Việt Nam luôn thấp hơn tiêu chuẩn của Nestle và Sàn Giao dịch LIFFE.

Từ những vấn đề nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú ý, phối hợp với các cơ sở sản xuất bao đay xem xét vấn đề này, chủ động phòng ngừa vì rất có thể trong thời gian tới các nhà nhập khẩu sẽ đưa vấn đề này như một tiêu chí đánh giá chất lượng không chỉ đối với cà phê mà đối với cả hàng nông sản thực phẩm đựng trong bao đay.

Xuất khẩu sang Anh 2 tháng năm 2012

ĐVT: USD

 

KNXK T2/2012

KNXK 2T/2012

KNXK T2/2011

% +/- KN T2/2012 so T12/2011

% +/- KN T2/2012 so T2/2011

Tổng kim ngạch

187.332.842

353.054.232

85.583.347

-11,35

118,89

Điện thoại các loại và linh kiện

50.366.116

92.029.117

 

17,23

*

Giày dép các loại

32.682.397

69.475.811

22.761.767

-29,46

43,58

Hàng dệt, may

27.463.853

57.670.341

16.108.989

-22,47

70,49

Gỗ và sản phẩm gỗ

14.751.708

27.692.069

7.617.610

-13,88

93,65

Cà phê

10.135.455

14.971.723

3.993.390

-4,86

153,81

Hàng thuỷ sản

8.134.736

14.063.275

5.593.360

-25,73

45,44

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

7.544.389

11.251.074

3.374.671

46,92

123,56

Sản phẩm từ chất dẻo

5.843.886

10.948.921

3.736.124

-34,15

56,42

Hạt điều

3.125.547

5.622.172

573.070

9,91

445,40

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

3.652.523

5.344.431

1.941.236

21,67

88,15

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù

2.316.462

5.333.129

1.711.441

-50,39

35,35

Sản phẩm từ sắt thép

2264621

5.305.466

1.826.434

-16,42

23,99

Xơ sợi các loại

2.888.333

4.074.933

 

18,80

*

Hạt tiêu

2.364.758

3.792.197

1.021.256

40,00

131,55

Sản phẩm gốm, sứ

1.286.703

2.328.612

885.369

-6,62

45,33

Cao su

936.456

1.226.155

302.044

17,12

210,04

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

611.479

994.164

384.704

-3,92

58,95

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

405.954

956.329

306.424

-35,79

32,48

sắt thép các loại

708.417

708.417

882.657

31,40

-19,74

Giấy và các sản phẩm từ giấy

364.001

670.787

56.207

99,37

547,61

hàng rau quả

381.397

616.138

337.878

-15,75

12,88

Sản phẩm từ cao su

294.061

525.564

 

-35,53

*

Phương tiện vân tải và phụ tùng

148.627

381.234

358.656

-50,98

-58,56

Dây điện và dây cáp điện

133.452

309.083

 

-70,02

*

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

140.274

207.364

141.083

29,85

 

Hóa chất

 

 

585.200

*

*

Một số điều cần biết xuất khẩu sang thị trường Anh:

Anh hiện là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới và là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Âu (sau Đức). Về thương mại, thị trường chủ yếu của Anh là EU, chiếm khoảng 53% tổng xuất khẩu và 52% tổng nhập khẩu của Anh; tiếp theo là các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Hiện nay, Anh là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp của Việt Nam nắm bắt được các quy định về hàng nhập khẩu của Anh nên đã gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

Nhìn chung nước Anh không có nhiều rào cản thương mại. Nằm trong Liên minh châu Âu (EU) nên các rào cản thương mại của Anh chủ yếu được áp dụng theo các chỉ thị và luật lệ của EU. Tuy nhiên, Anh cũng vẫn có những quy định riêng áp dụng cho các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ ngoài EU.

Thuế nhập khẩu:

Nước Anh có biểu thuế chung áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của EU và mức thuế là 17,5% áp dụng cho tất cả các giao dịch kinh doanh có bao gồm các mặt hàng nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu của Anh được tính dựa trên phần trăm của trị giá hàng hóa ngoại trừ một số mặt hàng đặc biệt phải chịu mức thuế chi tiết (ví dụ bao nhiêu euro trên 1 kg hàng hóa).

Một số quy định cụ thể về thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như sau:

Nguyên liệu thô: hầu hết được miễn thuế hoặc chịu mức thuế cao nhất là 4,5%, kim loại đôi khi chịu mức thuế cao hơn.

Bán thành phẩm: từ 2% đến 14%.

Thành phẩm: 3% đến 20%.

Nông sản: mức thuế thay đổi tùy theo từng mặt hàng cụ thể.

Ngoài ra, Anh còn áp dụng hệ thống thuế ưu đãi phổ cập GSP (Generalised System of Preferences) cho phép hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển được giảm thuế hoặc chịu mức thuế suất bằng 0%. Tuy nhiên, theo thông báo của EU, kể từ ngày 1/1/2009 EU sẽ bãi bỏ Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với mặt hàng giày da Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU. Khi đó, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Anh sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu từ 3-5%.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Hầu hết hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế VAT. Hiện tại Anh có ba mức thuế: mức thuế tiêu chuẩn 17,5%, mức thuế đã được miễn trừ 5% và mức thuế 0%. Những mặt hàng được miễn giảm thuế gồm nguyên nhiên liệu nội địa, các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ hay ghế ngồi trong ôtô cho trẻ nhỏ. Mức thuế 0% được áp dụng cho các mặt hàng như thức ăn (không bao gồm đồ ăn trong nhà hàng hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh), sách báo, giày dép và quần áo trẻ em, các phương tiện giao thông công cộng. Thuế VAT được xác định dựa vào tổng trị giá hàng hóa, chi phí bảo hiểm, vận chuyển cộng thêm tổng thuế thu nhập phải trả.

Mức thuế VAT phổ biến của Anh là 17,5%.

Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu nhằm chống lại việc hàng hóa bị bán phá giá ở châu Âu (tức là bán với giá thấp hơn so với giá trị thông thường của hàng hóa đó). Mỗi một mức thuế chống bán phá giá có thể áp dụng cho một số mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ tại một số nước nhất định hoặc được xuất khẩu bởi một số nhà xuất khẩu nhất định.

Có 2 hình thức đánh thuế chống bán phá giá: hoặc là tạm thời (đánh thuế 6 tháng đầu và sau đó gia hạn thêm 3 tháng tiếp theo) hoặc là đánh thuế cuối cùng (đánh thuế 5 năm 1 lần).

Quy định xuất xứ

Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Anh phải được ghi tên nước xuất xứ (nước sản xuất) theo yêu cầu của hải quan. Việc ghi tên nước xuất xứ trên hàng hóa phải được thiết kế theo cách thức và ở vị trí do các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hóa đó quy định.

Quy định về bao gói và nhãn mác

Nước Anh yêu cầu hàng hóa phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhãn mác hay nhãn hiệu phải gắn với bất cứ một mặt hàng nào khi đem ra bán lẻ. Nếu như sản phẩm không thể gắn hay đóng dấu nhãn mác thì những thông tin về hàng hóa phải được ghi trên phiếu đóng gói đi kèm sản phẩm hoặc ghi trên một tờ riêng giới thiệu về sản phẩm. Mặc dù đơn vị mét vẫn được dùng để đo kích thước và khối lượng hàng hóa nhưng việc sử dụng nhãn mác với đơn vị đo bằng mét và đơn vị đo tiêu chuẩn vẫn được cho phép sử dụng ở Anh.

Yêu cầu về nhãn mác đối với thuốc trừ sâu:

Ngoài việc tuân thủ Nghị định 91/414/ECC do Cục Liên bang Môi trường ban hành, việc bán và sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu còn được quản lý bởi Hệ thống phân loại của cộng đồng chung châu Âu (European Communities Classification) cũng như các quy định về bao gói và nhãn mác áp dụng với sản phẩm là thuốc trừ sâu ra đời năm 1994. Các sản phẩm thuốc trừ sâu bao gồm: chất diệt cỏ, chất diệt côn trùng, chất diệt nấm, sơn khử mùi, chất bảo quản gỗ. Việc nhập khẩu và bán các sản phẩm này sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu không có sự thông báo, kiểm tra, và không được sự cho phép của Cơ quan về an toàn thuốc trừ sâu (Pesticide Safety Directorate Department).

Yêu cầu về nhãn mác đối với hàng hóa là thực phẩm:

Những sản phẩm không có xuất xứ từ châu Âu và không được tự do lưu chuyển tại châu Âu phải tuân theo những tiêu chuẩn về bao gói và nhãn mác. Những sản phẩm thức ăn dành cho người và động vật mà có chứa chất GM (genetically modified) phải được đóng nhãn mác một cách thích hợp. Để biết thêm thông tin về các quy định về bao gói và nhãn mác có thể vào website của Cơ quan về Tiêu chuẩn Lương thực, thực phẩm của Anh (UK Food Standard Agency) www.food.gov.uk  

 

 

 

Nguồn:Vinanet