menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cần hiểu rõ thị trường và chú trọng chất lượng sản phẩm

11:18 26/08/2013

Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ rất lớn và nhiều tiềm năng đối với hàng hóa Việt Nam
  
  

(VINANET) - Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ cho biết, 7 tháng 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,48 tỷ USD, tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm trước thì giảm 1,08%. Trong đó, những mặt hàng đạt kim ngạch cao gồm: Hàng dệt may đạt 1,25 tỷ USD, dầu thô 1,22 tỷ USD, phương tiện vận tải 1,01 tỷ USD, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 677,9 triệu USD, hàng thủy sản 588,6 triệu USD, gỗ và sản phẩm 441,09 triệu USD…

Trong đó, mặt hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 16,7% thị phần, đạt kim ngạch 1,25 tỷ USD, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng tháng 7/2013, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật đạt 225,8 triệu USD, áo jacket nam là chủng loại được xuất khẩu nhiều trong tháng ước khoảng trên 5 nghìn chiếc, với đơn giá 30 USD/chiếc FOB, cảng Hải Phòng .

Dưới đây là các chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật trong tháng 7/2013:

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT
Aó vest nữ
cái
26,65

ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV)

FOB

Bộ váy áo đồng bộ nữ (áo jacket,váy dài)

bộ
39,35
Cảng Hải Phòng
FOB
Quần lỡ nữ size 38,40,42,44
chiếc
12,40
Cảng Hải Phòng
FOB
Aó Jacket nam 2 lớp, mới 100%
chiếc
24,70
Cảng Hải Phòng
FOB

áo jacket nữ WTR6188, 1 lớp, dài tay, có nón, size S

cái
24,79

ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)

FOB
áo vest nam 2 lớp
chiếc
35,00
Cảng Hải Phòng
FOB
áo gió nam SY282(OTM-6) PO: CE036
cái
25,00
Cảng Tiên sa (Đà Nẵng)
FOB
áo jacket nam (2 lớp)
chiếc
30,00
Cảng Hải Phòng
FOB
Aó len nữ tay dài
chiếc
18,30

Sân bay Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh)

FOB
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Hiện nay, Nhật Bản đã chiếm hơn 13% thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Không giống thị trường Mỹ, hay Châu Âu luôn có những đơn đặt hàng số lượng lớn, Nhật Bản là một trong thị trường tiên tiến, luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may mặc, nên các đơn hàng tuy số lượng nhỏ nhưng lại nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau tạo sự độc đáo, khác biệt trong từng sản phẩm. Điều này các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật cần đảm bảo các yêu cầu quy định về nhãn mác với các thông tin đầy đủ như: thành phần sợi vải, cách thức giặt sản phẩm…Đồng thời lưu ý các hóa chất khi sử dụng trong in ấn cần đảm bảo không độc hại.

Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng dầu thô, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước thì xuất khẩu mặt hàng này lại giảm 25,11% về kim ngạch, tương đương 1,22 tỷ USD.

Đáng chú ý, tuy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hóa chất chỉ đạt 128 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt lên hơn cả, tăng 54,07% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung 7 tháng đầu năm nay, số hàng hóa xuất khẩu sang Nhật tăng trưởng về kim ngạch chiếm tới 53%.

Như vậy, Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ rất lớn và nhiều tiềm năng đối với hàng hóa Việt Nam

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

Chủng loại mặt hàng

KNXK 7T/2013
KNXK 7T/2012
% so sánh
Tổng kim ngạch
7.487.436.251
7.568.853.699
-1,08
hàng dệt, may
1.255.434.645
1.058.190.947
18,64
Dầu thô
1.226.817.563
1.638.113.366
-25,11
Phương tiện vận tải và phụ tùng
1.024.990.389
976.721.162
4,94
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
677.956.041
700.128.930
-3,17
Hàng thủy sản
588.659.784
594.667.579
-1,01
gỗ và sản phẩm gỗ
441.093.144
366.568.662
20,33
sản phẩm từ chất dẻo
231.680.066
201.071.734
15,22
giày dép các loại
224.165.784
184.329.516
21,61
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
169.172.587
196.258.598
-13,80
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
133.238.550
101.005.522
31,91
hóa chất
128.013.003
83.087.165
54,07
cà phê
109.664.865
116.514.231
-5,88
Dây điện và dây cáp điện
107.699.573
108.918.564
-1,12
sản phẩm từ sắt thép
94.053.394
85.625.488
9,84
Than đá
86.788.934
102.099.363
-15,00
sản phẩm hóa chất
71.703.342
81.211.431
-11,71
Kim loại thường và sản phẩm
56.294.911
47.009.771
19,75
sản phẩm gốm, sứ
42.630.855
38.082.786
11,94
giấy và các sản phẩm từ giấy
41.665.726
45.025.550
-7,46
Hàng rau quả
36.989.257
30.304.548
22,06
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
36.357.285
30.821.326
17,96
sản phẩm từ cao su
34.177.550
33.518.971
1,96
Xăng dầu các loại
 
25.764.090
 
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
22.356.562
20.876.024
7,09
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
20.495.583
20.353.890
0,70
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
18.106.710
43.150.323
-58,04
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
17.864.233
15.229.987
17,30
Xơ sợi dệt các loại
16.593.781
13.665.747
21,43
cao su
13.960.360
18.321.293
-23,80
Quặng và khoáng sản khác
12.151.751
19.243.835
-36,85
hạt tiêu
9.617.567
8.125.196
18,37
chất dẻo nguyên liệu
8.326.656
10.100.712
-17,56
Điện thoại các loại và linh kiện
8.240.343
63.267.286
-86,98
Hạt điều
5.363.612
4.934.409
8,70
sắt thép các loại
3.275.344
3.870.037
-15,37
sắn và các sản phẩm từ sắn
841.298
2.925.051
-71,24
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Theo Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – Thái Bình Dương, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy giảm tại thị trường Nhật Bản nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này những năm qua tăng giảm thất thường. Chẳng hạn, năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm 14% so với 2008 nhưng tính chung giai đoạn 2007-2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Năm 2013, dự kiến tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt nam –Nhật Bản đạt khoảng 8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng sẽ khoảng 18%.

Nhận định của các chuyên gia nghiên cứu về thị trường Nhật Bản cho biết, cơ hội cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản càng được mở rộng nhờ tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan. Từ tháng 12/2008, Hiệp định dối tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) cũng có hiệu lực từ tháng 1/2009 đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đến nay hầu hết các mặt hàng nông sản , thủy sản và công nghiệp vào thị trường này đều được hưởng thuế suất ưu đãi nên hoạt động xuất khẩu của các địa phương được cải thiện đáng kể.

Hiện tại, các Hiệp định thương mại đã ký kết đang hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Để tiếp tục tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan và chuyển thành cơ hội, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ các thông tin và phối hợp chặt chẽ các cơ chế cam kết của Hiệp định, đặc biệt là nắm rõ các quy tắc xuất xứ hàng hóa. Đại diện Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trước hết cần xác định mã số HS hàng hóa, từ đó tra cứu biểu thuế để lựa chọn mức thuế suất ưu đãi. Tiếp đó xem xét tới các tiêu chí về xuất xứ để lựa chọn mẫu giấy chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định AJCEP (C/O AJ) hay VJEPA (C/O VJ). Như vậy mới có thể lựa chọn được mức thuế ưu đãi tối đa khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản.

Vốn là một trong những thị trường khó tính nên thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn còn hạn chế do các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch tễ, độ thẩm mỹ… Do đó, tỷ lệ hàng hóa Việt Nam thâm nhập được thị trường này vẫn chưa xứng tiềm năng.

Bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật rất đặc thù, khắt khe, nhất là đối với hàng thực phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối tại Nhật Bản rất phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này phải có quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu trung gian thông qua các Hiệp hội ngành hàng. Ngoài ra, chi phí xúc tiến thương mại và điều tra thị trường cao, cộng với các quy định về thủ tục hành chính được xây dựng theo yêu cầu của Luật Vệ sinh thực phẩm cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu vào thị trường khó tính này.

Nguồn:Vinanet