Chi tiết xem :
1. Thái Lan đạt mục tiêu 10 triệu khách du lịch năm 2022
Tính đến đầu tháng 12/2022, Thái Lan đã đón 10 triệu khách du lịch và đạt mục tiêu đã đề ra năm 2022. Vị khách may mắn thứ 10 triệu của Thái Lan đã được Thủ tướng Prayut Cha-o-cha tặng thưởng 200.000 Bạt tại sân bay Suvarnabhumi. Trong cùng ngày, Lãnh đạo các tỉnh thành và Tổng cục Du lịch Thái Lan (TOT) cũng đã có mặt tại nhiều sân bay như U-Tapao Rayong-Pattaya, Phuket để chào đón du khách.
Trước dịch COVID-19, Thái Lan đón trung bình 40 triệu khách du lịch; doanh thu ngành du lịch đạt 2 nghìn tỉ Bạt. Theo thống kê sơ bộ, doanh thu ngành du lịch Thái Lan do 10 triệu khách mang lại đạt 500 tỉ Bạt tương đương mức chi tiêu 50,000 Bạt/ người. Nhóm khách du lịch chính và ước tính doanh thu gồm Nga (311.000, 24 tỉ Bạt), Ấn Độ (857.930, 40,000 34,31 tỉ Bạt), Hoa Kỳ (857.930, 34,31 tỉ Bạt), Anh (385.421, 18,88 tỉ Bạt).
2. Lạm phát giảm trong tháng thứ 03 liên tiếp
Thái Lan ghi nhận mức giảm lạm phát trong tháng thứ 03 liên tiếp đạt mức tăng 5,55% trong tháng 11/2022 nhờ giá thực phẩm (rau quả, trái cây tươi, thịt, gia vị) giảm so với mức tăng 5,98% và 6,41% tương ứng trong tháng 10 và 09/2022. Theo Bộ Thương mại Thái Lan, mức lạm phát của Thái Lan vẫn thấp hơn nhiều quốc gia gồm Hoa Kỳ, Anh, Ý, Mexico, Ấn Độ và một số quốc gia ASEAN như Lào, Phi-líp-pin và Xing-ga-po.
Tuy nhiên, lạm phát lõi, ngoại trừ thực phẩm nguyên liệu gốc và giá năng lượng, tăng lần lượt 3,22% và 3,17% trong tháng 11 và 10/2022. So với cùng kỳ năm 2021, lạm phát lõi tăng lần lượt 3,17% và 3,12% trong tháng 10 và 09/2022 do chi phí sản xuất tăng vì giá nhiên liệu leo thang; giá dịch vụ và hàng hóa cũng tăng tương ứng.
So với tháng 09/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lần lượt 0,33% và 0,13% trong tháng 09 và 10/2022. Chỉ số CPI tăng mạnh trong tháng 09/2022 do giá rau củ tươi tăng vì lu lụt tại nhiều khu vực. Tuy nhiên, chỉ số CPI giảm trong tháng 10/2022 do giá rau quả và trái cây tươi, thịt và gia vị giảm so với tháng trước.
3. Nhu cầu năng lượng dự báo tăng 3,2% trong năm 2023
Nhu cầu tiêu dùng năng lượng được dự báo tăng 3,2% trong năm 2023 nhờ tăng trưởng kinh tế dao động trong mức 3-4%. Năm 2023 là thời điểm Kế hoạch Năng lượng Quốc gia trong giai đoạn 15-năm chính thức có hiệu lực, mở đường phát triển năng lượng hạt nhân và hydro xanh nhằm hạn chế khí thải các-bon.
Trong năm 2023, nhiều hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục khiến nhu cầu năng lượng tăng mạnh. Mức tiêu thụ năng lượng dự báo đạt 2.1111 kilo-thùng dầu tương đương mỗi ngày (KBOED), tăng 3,2% so với mức 2.056 KBOED hiện nay. Mức tiêu thụ dầu cũng dự báo tăng 4,2% từ mức 810 KBOED năm nay. Mức tiêu thụ khí gas tự nhiên cũng được dự báo tăng 1,8% từ mức 772 KBOED năm nay; nhu cầu than cũng tăng 1,1% từ mức 401 KBOED.
Năng lượng hạt nhân và hydro xanh tương tự như quá trình sản xuất hydro trên cơ sở khí tự nhiên có khả năng thu hồi và lưu trữ các-bon cũng là lựa chọn để sản xuất diện. Nhiều quốc gia đã sản xuất nguồn năng lượng trên. Chi phí sản xuất loại năng lượng trên cũng sẽ ít hơn.
4. Chính phủ Thái Lan đẩy mạnh phát triển 10 đặc khu kinh tế
Thái Lan đẩy mạnh phát triển 10 đặc khu kinh tế tại 10 tỉnh thành trong nỗ lực phân cấp phát triển và tăng trưởng, cũng như thu hút đầu tư vào các tỉnh thành trên khắp đất nước. Chính phủ cũng có kế hoạch tăng cường hợp tác với các quốc gia láng giềng nhằm thúc đẩy phát thương mại và đầu tư tại khu vực biên giới. Thái Lan cũng đưa ra nhiều ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, cải thiện nguồn nhân lực và tạo công ăn việc làm.
Kể từ năm 2015, Thái Lan đã thu hút 37 tỉ Bạt đầu tư vào 10 đặc khu kinh tế. Các đặc khu kinh tế của Thái Lan nằm tại các tỉnh thành gồm Tak, Sa Kaeo, Trat, Mukdahan, Songkhla, Nong Khai, Chiang Rai, Kanchanaburi, Nakhon Phanom và Narathiwat.
5. Triển vọng khó khăn phát triển ngành xe điện Thái Lan
Hãng tư vấn về quản trị toàn cầu Arthur D. Little nhận định Thái Lan nhiều khả năng sẽ không đạt được mục tiêu tỉ trọng 50% phương tiện chạy bằng điện (EVs) được sản xuất nội địa vào năm 2030. Cùng với đó, Thái Lan sẽ khó đạt được mục tiêu 1,12 triệu phương tiện với mức phát thải bằng 0 vào năm 2030.
Theo hãng tư vấn Arthur D. Little, luận điểm chính là giá năng lượng tăng cao và sự hạn chế của các cơ sở sạc pin. Giá các loại năng lượng tái tạo và dịch vụ sạc pin vẫn duy trì ở mức cao tại Thái Lan. Trong khi đó, các trạm sạc điện không đủ đáp ứng nhu cầu người dùng xe điện. Ngoài ra, sự thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn toàn cầu cũng là yếu tố khiến nhiều hãng xe sản xuất trên thế giới phải hoãn kế hoạch sản xuất xe điện.
6. Ngân hàng Trung ương Thái Lan tăng lãi suất
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) đã tăng lãi suất thêm 25 điểm tại buổi họp lần thứ 03 liên tiếp vào ngày thứ Tư (30/11) với nỗ lực kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Hội đồng Chính sách Tiền tệ của BOT đã thông qua biểu quyết đa số tăng lãi suất chiết khấu 01-ngày lên mức 1,25%.
Trong năm 2022, lạm phát toàn phần dự báo đạt 6,3% và sẽ giảm trong năm 2023. Theo Ngân hàng Trung ương Thái Lan, kinh tế Thái Lan dự kiến tăng trưởng 3,2% năm nay và 3,7% năm tới. Tính đến thời điểm ngày 30/11, giá trị thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan đạt 800 triệu USD, tăng so với mức 600 triệu USD trong tháng 10/2022.
7. Kim ngạch xuất khẩu giảm 4,4% trong tháng 10/2022
Trong tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan giảm 4.4% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, EU, Nhật và Hoa Kỳ giảm lần lượt 8,5%, 9,8%, 3,1% và 0,9%. Trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan vẫn tăng trưởng 9,1% đạt mức 243.14 tỷ USD; dự báo kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 8% trong năm 2022.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit nhận định đồng Bạt suy yếu và việc mở cửa các thị trường mới như Ả Rập là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều yếu tố bất lợi như suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường Trung Quốc chưa mở cửa trở lại – đối tác thương mại lớn của Thái Lan, chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) của các đối tác thương mại quan trọng vẫn đang có xu hướng giảm.
8. Số ca nhiễm và tử vọng do COVID-19 tăng
Theo Bộ Y tế Thái Lan, các ca nhiễm và tử vong do Covid-19 đang có xu hướng tăng tại thủ đô Bangkok và các địa điểm du lịch ở khu vực phía Đông và phía Nam. Trong tuần 19 - 26/11/2022, trung bình 1 ngày có 702 ca phải nhập viện điều trị Covid-19 và 74 ca tử vong, tăng gấp đôi so với tuần đầu tháng 11/2022.
Chính phủ Thái Lan đang mở thêm nhiều điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Bangkok và các địa điểm du lịch khác trước thềm các sự kiện, lễ hội mừng Năm mới 2023. Du lịch quốc tế đến Thái Lan đang dần phục hồi sau khi nước này nới lỏng các quy định phòng chống dịch từ tháng 7/2022. Lượng khách quốc tế được kỳ vọng đạt hơn 10 triệu lượt trong năm 2022 và tăng lên 20 triệu lượt trong năm 2023.
9. BOT và FTI tăng cường hợp tác
Uỷ ban Đầu tư Thái Lan (BOI) và Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) đang tích cực hợp tác nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư mới tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến mô hình Kinh tế Sinh học – Tuần hoàn – Xanh đã được Chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha xác định là một trong những mục tiêu quốc gia.
Hai Bên sẽ thành lập một uỷ ban hỗn hợp chung để triển khai hợp tác. Theo đó, BOI và FTI hướng tới việc định hướng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, xanh và công nghiệp thông minh, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây cũng là các ngành công nghiệp cốt lõi được nêu trong chiến lược phát triển 05 năm của BOI, triển khai từ 03/01/2023 đến hết năm 2027.
Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan