Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết Seoul sẽ thực hiện một hệ thống đấu giá thị trường cạnh tranh đối với các nhà sản xuất điện sớm vào quý 1/2017, chuyển từ hệ thống giá bán điện năng (tariff) sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào (feed-in) hoặc bán cho lưới điện.
Hệ thống mới nghĩa là các cơ sở tiện ích có thể mua điện từ các nhà sản xuất điện tái tạo thông qua đấu thầu và thỏa thuận giá cố định lên tới 20 năm - giúp các nhà sản xuất năng lượng xanh đảm bảo lợi nhuận ổn định.
Động thái này đến sau khi nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á cho biết trong tháng 7 họ sẽ bơm 42 nghìn tỷ won (35,85 tỷ USD) trong cam kết của họ tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Parí năm ngoái để cắt giảm khí thải nhà kính 37% vào năm 2030.
Kế hoạch cung cấp điện sắp tới của Hàn Quốc được phát hành vào năm tới, sẽ thân thiện môi trường hơn phù hợp với các kế hoạch năng lượng tái tạo mới của nước này.
Hiện tại, các cơ quan tiện tích mua điện từ các nhà sản xuất điện tái tạo ở mức giá thiết lập bởi chính phủ. Điều đó đã cho phép các nhà sản xuất đảm bảo doanh số bán năng lượng tái tạo ở một mức giá cố định nhưng không kéo giá xuống mức thấp hơn thông qua sự cạnh tranh.
Lee Jong-sik, phó chủ tịch điều hành của tập đoàn điện lực phía nam Hàn Quốc KOSPO đã trả lời Reuters “chúng tôi đang lên kế hoạch thiết lập một mục tiêu dài hạn tạo ra 30% điện năng với nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030”.
Ngoài hệ thống đấu thầu cạnh tranh, bộ sẽ mở rộng trợ cấp để hỗ trợ tới 50% chi phí lắp đặt các hệ thống năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình và trường học.
Với các kế hoạch mới, bộ mong đợi các nguồn năng lượng xanh cung cấp 11% tổng lượng điện của đất nước vào năm 2025. Mục tiêu tăng cường công suất lắp đặt năng lượng tái tạo lên 45,5 GW từ mức 13,7 GW trong năm 2015.
Hàn Quốc hiện nay tạo ra gần 40% lượng điện của đất nước từ than, tiếp theo nhà máy điện hạt nhân cung cấp 30% với phần còn lại đến từ dầu, khí đốt và các nguồn năng lượng tái tạo.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet