Kèm theo Nghị quyết 102 là Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu được ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Việt Nam. Hiệp định bao gồm 17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung.
- 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, Khoản 1, 2 Điều 4 và Điều 9 Phụ lục 2B về Xe cơ giới và phụ tùng, thiết bị của xe cơ giới được áp dụng trực tiếp;
- 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, Khoản 3 Điều 4 Phụ lục 2B về Xe cơ giới và phụ tùng, thiết bị của xe cơ giới được áp dụng trực tiếp;
- Sau không quá 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Điều 2 Phụ lục 2-B về Xe cơ giới và phụ tùng, thiết bị của xe cơ giới được áp dụng trực tiếp;
- Trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực Biên bản ghi nhớ về vốn góp ngân hàng được áp dụng trực tiếp. Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ xem xét trên tinh thần thiện chí đề xuất của các tổ chức tín dụng của Liên minh Châu Âu về việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tổng số cổ phần trong hai ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam lên tới 49% vốn điều lệ của các ngân hàng đó.
Ngoài ra, các quy định của Hiệp định liên quan đến sở hữu trí tuệ được áp dụng cho đến ngày Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành.
Với nội dung áp dụng như sau: Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực nếu việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu cho phép làm cho công chúng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó; “Kiếu dáng công nghiệp” là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoàn chỉnh hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Hình dáng bên ngoài được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Xem chi tiết Nghị quyết 102/2020/QH14
tại đây.
Nguồn:VITIC