Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đang đối đầu gay gắt với dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát. Chính vì vậy các nước này đang tiếp tục phải thực hiện các chính sách mạnh mẽ để chống Covid-19 có hiệu quả. Nói điều này để thấy rằng với một nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta thì phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bên ngoài trong các lĩnh vực nói chung và thương mại nói riêng. Chính vì vậy mà chúng tả vẫn phải bảo đảm mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng chống dịch, không để tác động về kinh tế, nhất là kinh tế quốc tế.
Chính vì vậy thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt cho các bộ, ngành qua hàng loạt giải pháp không chỉ hộ trợ doanh nghiệp, người lao động trong nước mà còn thúc đẩy tăng cường quan hệ với các đối tác trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt với một số thị trường có hiệp định thương mại tự do thì Chính phủ đã có chương trình hành động và kế hoạch thúc đẩy phát triển. Chính vì vậy trong 10 tháng của năm 2020, tháng sau phát triển tốt hơn tháng trước, quý sau phát triển tốt hơn quý trước
Cụ thẻ tháng 10 vừa qua là một tháng có mức tăng trưởng tương đối tốt cả về các chỉ số công nghiệp, xuất nhập khẩu cũng như thương mại nội địa, giúp cho tăng trưởng đạt được mức cao. Cụ thể trong khi nhiều thị trường có mức tăng trưởng âm thì xuất khẩu trong 10 tháng tăng trưởng 4,7% so với mục tiêu từ 6,5 đến 7%. Đặc biệt trong xuất khẩu của chúng ta đi kèm với hai con số tích cực khác là con số thặng dư thương mại của chúng ta 18,7 tỷ USD, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.
Ở đây muốn nói đến một ý mà nhiều đại biểu quan tâm là trong bối cảnh xuất khẩu tăng thì nhập khẩu giảm, cần phải đánh giá kỹ. Ở đây có câu chuyện là nhập khẩu trong 10 tháng có tăng nhẹ, chưa đến 1% nhưng ở đây qua đánh giá của Bộ Công Thương tháng 10 là nhập khẩu đã tăng đến 10% như vậy là xu hướng tăng nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu cuối năm và năm tới là tương đối tốt.
Nhập khẩu của chúng ta giảm là giảm nhập khẩu những mặt hàng mà chúng ta cần quản trị và quản lý để bảo đảm mục tiêu cân bằng thương mại và tính bền vững trong xuất nhập khẩu. Cụ thể là ô tô dưới 9 chỗ ngồi giảm tới 29%, rau qua, trái cây giảm tới 33%. Một số mặt hàng đắt tiền cũng giảm tới 7%. Điều này cho thấy cơ cấu nhập khẩu của chúng ta đang được quản lý tốt, đặc biệt là các loại nguyên nhiên liệu, mặt hàng công nghiệp phụ trợ cho sản xuất như xơ sợi dệt cho dệt may hay như các thiết bị linh kiện điện tử vẫn có mức tăng trương tốt.
Cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu thì các doanh nghiệp có vốn trong nước tiếp tục đà tăng của 2 năm trước và hiện nay tốc độc xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trong nước tăng trưởng đến trên 20%, trong khi đó doanh nghiệp có vốn FDI thì tốc độ tăng xuất khẩu lại giảm xuống mà trước đây đều tăng trên 2 con số nay chỉ còn tăng trưởng 1,7%. Điều đó cho thấy là đà này đang tiến triển tích cực, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước đã tiếp cận tốt với các cơ hội của thị trường.
Tăng trưởng của khu vực Liên minh châu Âu năm 2019 thì bị sụt giảm tới 4,3% năm thì nhờ có hiệp định EVFTA thì chúng ta đã tăng trưởng ở mức trên 4% và dự kiến cả năm 2020 tăng trưởng sang khu vực Liên minh châu Âu này là mức trên dưới 10%.
Cùng đó tăng trưởng ở thị trường Mỹ, đạt 24% tăng cao hơn cả năm trước. Các thị trường khác như Trung Quốc tương đối ổn định.
Một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo như dệt may da giày rất khó khăn ở quý II khi các thị trường co sụt lại thì nay đã khôi phục lại được các đơn hàng thì điều đáng mừng là đến hết năm 2020 chúng ta có đơn hàng cho dù sang năm còn phải phấn đấu rất lớn.
Dệt may da giày chứng kiến nỗ lực rất lớn trong việc duy trì sản xuất. công ăn việc làm cho người lao động. Còn một số ngành công việc mới của chúng ta cũng có tăng trưởng và tạo ra cơ hội của thị trường như điện tử, điện thoại, đồ gỗ, thiết bị máy móc trong lĩnh vực giao thông vận tải v.v… Sắt thép có mức tăng trưởng tốt.
Về thị trường châu Âu tuy đã có chương trình hành động song một trong các nhiệm vụ lớn của chúng ta nội luật hóa các cam kết và sửa đổi các quy phạm pháp luật.Công việc này cần nỗ lực hơn trong thời gian tới để tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể của cả hai bên. Đặc biệt mặc dù nông nghiệp năm nay có mức tăng trưởng tốt song vẫn cần tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc, nếu không thời gian tới đây sẽ cực kỳ khó khăn trong duy trì thị trường.
Công nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo thì trong tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tới 4,7% trong tháng 10, góp phần đưa cả 10 tháng lên đến hơn 2%. Công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực trong phân ngành cấp II của công nghiệp chế biến chế tạo đều có tăng trưởng tốt. NH vậy dự báo trong năm 2020 các chỉ số sản xuất cả ba ngành thương mại quốc tế, luân chuyển thương mại nội địa và công nghiệp đều cao hơn mức dự báo của chúng ta ở đầu năm cho dẫu không đạt được mục tiêu của năm 2020 mà Quốc hội đã phê chuẩn. Ngành Công Thương phấn đấu tăng trưởng xuất nhập khẩu ở mức 4-5% thặng dư thương mại ở mức cao trên 15 -18%, công nghiệp duy trì ở mức từ 2 -3%. Thương mại nội địa và luân chuyển hàng hóa cũng ở mức xấp xỉ 2%.
Tất cả nhưng nền tảng này giúp GDP tăng trong khoảng 2-3% và đây cũng là mục tiêu cao mà Chính phủ đang nỗ lực. Còn các giải pháp cụ thể thì Chính phủ trong các phiên họp thường kỳđều có chỉ đạo.
Vấn đề lớn thứ hai là an toàn của hồ đập thủy điện. Đây là vấn đề lớn thì vấn đề phát triển bền vững của chúng ta trong bối cảnh thay đổi thời tiết, nhất là biến đổi khí hậu theo tính dị thường, cực đoan ngày càng lớn. Chúng ta đã chứng kiến những cơn bão lớn đổ bộ vào miền Trung những ngày qua, mức độ mưa, thời gian lưu bão rất lớn. Chính vì vậy câu chuyện ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, hồ thủy lợi là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của Chính phủ, của các bộ ngành.
Cả nước hiện có 429 công trình thủy điện được đưa vào vận hành khai thác với dung tích khaongr 56 tỷ m3, chiếm 86% tổng dung tích các hồ chứa nước trên địa bàn cả nước. Chúng ta đã có đầy đủ các quy định bảo đảm quản lý nhà nước trong an toàn hồ thủy điện cũng như là vận hành của hồ thủy điện, liên hồ.
Để cụ thể hóa luật phòng chống thiên tai thì cũng đã có nghị định của Chính phủ ban hành từ năm 2018 trong đó quy định rất rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong bảo đảm an tòa của đập thủy điện, hồ thủy điện cũng như quy trinhnf vận hành của liên hồ, đơn hồ, những công tác vận hành. Trên thực tế các bộ ngành đều đã có hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương trong quản lý nhà nước ở lĩnh vực này
Hiện có 401/401 đập thủy điện được các chủ đập thực hiện theo đúng các quy định về báo cáo hiện trường an toàn đập. 100% các đập thực hiện theo đúng quy định về bảo trì, kiểm tra và sửa chữa đập. Có 376/401 đập được chủ đập thực hiện theo đúng quy định về quy trình bảo trì sửa chữa, các quy trình về vận hành hồ chứa, 401/401 hồ chứa có các quy trình đã được các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương phê duyệt theo quy định về các phương án ứng phó thiên tai cũng như tham gia phòng chống ứng phó với bão lũ tại địa phương.
Quy trình này cho phép chúng ta trong thời gian vừa qua bảo đảm được an toàn nói chung cũng như việc chấp hành pháp luật trong vận hành của các hồ đập thủy điện mà cụ thể trong thời gian mùa mưa bão lũ năm 2020, Bộ Công Thương đều phối hợp với các bộ, ngành tổ chức các đoàn đi kiểm tra về an toàn đập, hồ thủy điện, kể cả các công trình lớn do các đoàn liên ngành đi kiểm tra, còn các hồ đập ở quy mô dung tích do từng bộ ngành quản lý, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các địa phương để tổ chức các đoàn kiểm tra này.
Vấn đề thứ ba liên quan đến bão lũ thiên tai của năm 2020, vừa qua Thủ tướng Chính phủ trực tiếp tổ chức các đoàn đi kiểm tra, làm việc với các địa phương: Quảng Tri, Quảng Bình, Thừa THiên Huế cũng như một số tỉnh ở Bắc Trugn Bộ. Mới đây hôm kia và hôm qua Thủ tướng Chính phủ cugnf đoàn công tác các bộ ngành vào kiểm tra thực trạng chống lũ bão tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và một số tỉnh. Qua thực tế kiểm tra thì tất cả các hồ đập thủy điện ở tại khu vực đều bảo đảm an toàn của đập cũn như vận hành hồ.
Tất cả các hồ đập thủy điện đều thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định của pháp luật và chính vì vậy mà có một số thông tin, hồ đập thủy điện ở miền Trung xả lũ gây ngập lụt cho hạ du. Theo chúng tôi đây là cách viết của thông tin truyền thông. Chứ còn thực tế qua những số liệu quan trăc của khí tượng thủy văn, thì như tại hồ thủy điện Đăk My 4 ở Quảng Nam là hồ có dung tích lớn, có những thời điểm như đỉnh lũ ngày 28/10 nước về hồ lên đến 17.000m3 giây, chính nhờ dung tích của hồ đã có khả năng điều tiết cắt lũ lên đến 55% chứ nếu không thì hôm đó sẽ ngập trắng toàn vùng hạ lưu. Ngày 29 và ngày 30/10 chúng ta đã duy trì và kéo dài được và xả nước thấp hơn cái lượng nước về hồ. Chính vì vậy góp phần chống lũ có hiệu quả cho vùng hạ lưu.
Cũng cần nói thêm là tính dị thường và cực đoan của thời tiết đã được Chính phủ đề cập đến rất nhiều và với con số thống kê của Bộ NNN&PTNT, Bộ TN&MT thì chưa bao giờ mức độ mưa và lượng mưa lớn đến như vậy và như báo cáo có những lúc ở miền Trung có nơi lượng mưa lên đến 2.000 -3.000mm. Với lượng mưa và thời gian lưu bão lâu thì hầu như các khu vực của miền Trung cùng với việc nhiều khu vực có địa chất yếu dẫn đến là đất sụt lở dẫn đến tan nạn rất thương tâm như Tà Leng, Rào Trăng…
Ở đây chúng tôi muốn báo cáo trong câu chuyện mà ảnh hưởng của vấn đề dân sinh, xã hội ảnh hưởng đến môi trường còn là vấn đề chúng ta đánh giá kỹ hơn, kể cả công trình thủy điện, giao thông, công trình công cộng còncó nhiều vấn đề tác động đến môi trường. Tuy nhiên chúng ta phải khẳng định tính dị thường và cực đoan của thời tiết là một rong những nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng đến môi trường tại địa phương. Vấn đề này Chính phủ và Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội đề nghiên cứu.
Nguồn:VITIC