Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu nhiên liệu toàn cầu có thể giảm trở lại khi số ca nhiễm COVID-19 gia tăng với các ổ dịch mới xuất hiện ở Trung Quốc và Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London giảm 25 US cent (0,6%) xuống 40,71 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 42 US cent (1,1%) xuống 37,96 USD/thùng.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần qua với hơn 539 triệu thùng, là tuần tăng thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu của nước này trong 4 tuần qua đã giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã giảm 600.000 thùng/ngày xuống còn 10,5 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2018, một phần do ảnh hưởng của bão Cristobal.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ dự kiến khôi phục sản xuất khoảng nửa triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào cuối tháng 6/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững trong phiên vừa qua khi giới đầu tư bắt đầu lo ngại về đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai và thị trường đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì mức lãi suất thấp trong ngắn hạn.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay vững ở mức 1.726,24 USD/ounce; vàng giao tháng 8/2020 giảm nhẹ, xuống 1.735,60 USD/ounce.
Đồng USD mạnh lên và thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc đã tạo áp lực giảm lên giá vàng. Chỉ số đồng USD - thước đo tính biến động của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác - tăng 0,2% trong ngày 17/6, khi các hợp đồng vàng chốt phiên. Tuy nhiên, kể từ đầu tuần đến nay, chỉ số này đã lùi 0,2%. Đồng USD suy yếu thường hỗ trợ cho các tài sản được neo giá theo đồng bạc xanh như vàng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu, trong khi kinh tế Mỹ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn và đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn, Fed sẽ sử dụng "toàn bộ công cụ" của mình để hỗ trợ cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 7/2020 tăng 0,8% lên 17,53 USD/ounce; bạch kim giao tháng 7/2020 giảm 0,3% xuống 818,10 USD/ounce; palađi giao tháng 9/2020 giảm 0,5% xuống còn 1,922,78 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng trong phiên vừa qua do nhu cầu tài sản rủi ro chiếm ưu thế trên thị trường tài chính sau khi các thử nghiệm đầy hứa hẹn về điều trị Covid-19 và số liệu kinh tế của Mỹ mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa tăng 0,7% lên 5.769 USD. Kim loại này tuần trước đã chạm mức giá cao nhất 4,5 tháng, sau khi phục hồi khoảng 30% từ mức thấp trong tháng 3.
Về những kim loại cơ bản khác, giá thiếc giảm 0,1% xuống 16.910 USD/tấn, chì tăng 1,8% lên 1.793 USD/tấn, cao nhất kể từ giữa tháng 3/2020, kẽm tăng 1,1% lên 2.017,50 USD/tấn, nhôm tăng 0,5% lên 1.605,50 USD/tấn và nickel giảm 1,3% xuống 12.855.
Trong nhóm kim loại đen, giá thép tại Trung Quốc hầu hết giảm do các nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ dư thừa, sau khi sản lượng thép tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới này duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh bất chấp những dấu hiệu nhu cầu trong nước đang suy yếu.
Trên sàn Thượng Hải, thép cây giảm 0,2% xuống 3.585 CNY (505,78 USD)/tấn. Tính từ đầu quý 2 tới nay, giá thép đã tăng 10%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 quý do nhu cầu mạnh từ các chương trình phục hồi kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng của Covid-19.
Giá thép cuộn cán nóng trong phiên vừa qua giảm 0,1% trong khi thép không gỉ tăng 0,2%. Giá quặng sắt cũng chịu áp lực giảm. Trên sàn Đại Liên phiên 17/6, quặng sắt giảm 1,2% sau 2 ngày tăng trước đó.
Hiện nay, sản lượng thép tiếp tục tăng và có những dấu hiệu nhu cầu đang suy yếu có thể dẫn tới dư cung. Tốc độ sụt giảm tồn kho thép thanh hàng tuần của Trung Quốc dần chậm lại trong 3 tuần qua, theo công ty tư vấn SteelHome. Miền Nam Trung Quốc bước vào mùa mưa cũng khiến cho hoạt động xây dựng bị chậm lại, trong khi số ca nhiễm COVID-19 tăng có thể góp phần làm giảm nhu cầu thép.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì chạm mức thấp nhất 8 tháng do tiến độ thu hoạch ở Mỹ tăng và mưa khắp Châu Âu đã xoa dịu những lo lắng về thời tiết gần đây, trong khi đậu tương cũng tăng vì lạc quan về triển vọng thương mại; và ngô Ngô tăng sau khi giảm trong đầu phiên, nhưng bị hạn chế bởi áp lực từ thời tiết thuận lợi khu vực Midwest, trong khi đậu tương tăng bởi các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang ấm lên.
Kết thúc phiên giao dịch, lúa mì trên sàn Chicago giảm 7-1/4 US cents xuống 4,88-3/4 USD/bushel, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ ngày 8/10/2019 là 4,87-1/4 USD. Đậu tương trong phiên vừa qua tăng 4-1/4 US cent lên 8,71-1/4 USD/bushel, trong khi ngô tăng 1-1/4 US cent lên 3,30-1/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 lúc đóng cửa phiên vừa qua giảm 0,08 US cent hay 0,7% xuống 12,11 US cent/lb do thị trường thoái lui sau khi không phá vỡ được mức kháng cự trong phiên trước đó là 12,27 US cent, cao nhất 3 tháng đã thiết lập trong tháng này; đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 3,8 USD hay 1,0% xuống 386,1 USD/tấn. Mùa mưa thuận lợi ở Ấn Độ hứa hẹn sản lượng mía bội thu gây áp lực giảm giá đường.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 2,55 US cent hay 2,7% xuống 98,15 US cent/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tăng 5 USD hay 0,4% lên 1.182 USD/tấn. Các đại lý cho biết thị trường vẫn ở thế phòng thủ với nguồn cung dồi dào khi nước sản xuất hàng đầu thế giới Brazil thu hoạch một vụ lớn.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) giảm sau khi kết quả khảo sát của Reuters cho thấy tâm lý kinh doanh tại Nhật Bản trở nên xấu đi khi đại dịch Covid-19 làm gia tăng khả năng suy thoái kéo dài trong nền kinh tế toàn cầu. Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 11 đóng cửa giảm 0,4 JPY hay 0,3% xuống 157,2 JPY/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 9 tại Thượng Hải tăng 25 CNY lên 10.325 CNY/tấn. Xuất khẩu của Nhật Bản giảm trong tháng 5 với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009 do xuất khẩu ô tô sang Mỹ giảm, chỉ ra sự sụt giảm sâu hơn trong quý này tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Giá hàng hóa thế giới sáng 18/6/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
37,38
|
-0,58
|
-1,53%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
40,29
|
-0,42
|
-1,03%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
26.930,00
|
-510,00
|
-1,86%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,63
|
-0,01
|
-0,43%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
120,65
|
-0,88
|
-0,72%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
117,21
|
-0,99
|
-0,84%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
348,25
|
-1,25
|
-0,36%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
39.270,00
|
-80,00
|
-0,20%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.737,10
|
+1,50
|
+0,09%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.941,00
|
-21,00
|
-0,35%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,71
|
-0,06
|
-0,37%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
60,50
|
+0,10
|
+0,17%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
813,15
|
-10,32
|
-1,25%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.943,76
|
+12,71
|
+0,66%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
260,05
|
-0,85
|
-0,33%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.770,00
|
+41,50
|
+0,72%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.607,50
|
+10,00
|
+0,63%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.019,50
|
+24,00
|
+1,20%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.990,00
|
+70,00
|
+0,41%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
334,50
|
-0,50
|
-0,15%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
492,00
|
-2,00
|
-0,40%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
276,75
|
-0,50
|
-0,18%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,10
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
876,50
|
0,00
|
0,00%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
295,20
|
+0,30
|
+0,10%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,83
|
-0,08
|
-0,28%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
474,60
|
-0,30
|
-0,06%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.230,00
|
-39,00
|
-1,72%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
98,15
|
+2,55
|
+2,67%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,26
|
-0,02
|
-0,16%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
123,65
|
+4,60
|
+3,86%
|
Bông
|
US cent/lb
|
59,86
|
-0,14
|
-0,23%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
382,30
|
+8,90
|
+2,38%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
156,30
|
-0,90
|
-0,57%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,25
|
+0,05
|
+3,92%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg