Ba chỉ số chủ chốt đều giảm điểm mạnh trong phiên này. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1.338,46 điểm (6,3%) xuống 19.898,92 điểm, chỉ số này gần như đã “xóa sạch” nỗ lực đi lên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức năm 2017, giữa bối cảnh sự lây lan mạnh của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) đe dọa làm tê liệt các hoạt động kinh tế. Chỉ số S&P 500 cũng mất 131,09 điểm (5,18%) xuống 2.398,1 điểm; Nasdaq Composite lùi 344,94 điểm (4,7%), đóng cửa ở mức 6.989,84 điểm. Chứng khoán châu Âu cũng chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong gần 7 năm qua, giữa lúc các biện pháp kích thích kinh tế gần đây không thể xoa dịu các nhà đầu tư đang tìm cách bán tháo cổ phiếu. Chỉ số STOXX 600 giảm 3,9%, chỉ số Euro Stoxx 50 cũng hạ 4,6%, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012 và ghi dấu phiên giảm thứ 9 trong 10 phiên vừa qua. Tại Anh, chỉ số FTSE 100 giảm 4,6%, trong khi chỉ số DAX 30 và CAC 40 của Đức và Pháp đồng loạt hạ 4,5%.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm xuống mức thấp nhất 18 năm giữa bối cảnh các nước trên thế giới tăng cường phong toả nhằm đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 – dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giảm 6,58 USD (24,4%) xuống 20,37 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 20/2/2002; dầu Brent Biển Bắc giảm 3,85 USD (13,4%) xuống 24,88 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 5/2003.
Giá dầu Mỹ giảm mạnh ngay cả khi số liệu hàng tuần cho thấy dự trữ xăng và dầu diesel tại nước này giảm đáng kể. Dự trữ dầu thô tăng khoảng 2 triệu thùng, song dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm lần lượt là 6,9 triệu thùng và 2,9 triệu thùng.
Giá dầu đã mất hơn 1/2 giá trị trong vòng 10 ngày qua khi các trường học và các doanh nghiệp đóng cửa, các chính phủ trên toàn cầu kêu gọi cư dân hạn chế tụ tập. Thị trường dầu thô Mỹ trong 10 ngày qua giảm mạnh nhất kể từ năm 1983.
Thị trường dầu vốn đang trong giai đoạn khó khăn sau khi Saudi Arabia quyết định tăng mạnh nguồn cung do nước này và Nga không đạt được sự nhất trí về việc cắt giảm thêm sản lượng để đối phó với nhu cầu yếu. Cho tới nay, Saudi Arabia đã bỏ qua các biện pháp hành động để cân bằng thị trường, đồng thời nhấn mạnh kế hoạch sẽ duy trì sản lượng trên 12 triệu thùng/ngày, một mức cao kỷ lục.
Ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent có thể giảm xuống mức 20 USD/thùng trong quý II/2020, đồng thời cho biết do chính phủ các nước kêu gọi người dân hạn chế tập trung đông người và tự cách ly, nhu cầu dầu trên thế giới có thể giảm tới 8-9 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 3/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng quay đầu giảm mạnh trong phiên 18/3 khi nhà đầu tư chuyển hướng từ kim loại quý này sang nắm giữ tiền mặt do lo ngại về Covid-19. Giá vàng quay lại mức dưới 1.500 USD/ounce khi chỉ số S&P 500 tiếp tục mất điểm sau khi Mỹ thông báo về các biện pháp mới hỗ trợ nền kinh tế.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 2,7% xuống 1.486,82 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 giảm 3,1% xuống mức 1.477,90 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD – “thước đo” sức khỏe của kim loại quý này so với rổ các đồng tiền chủ chốt - đã leo lên mức cao gần ba năm. Phiên này, Chỉ số đồng USD tăng tới 1,87% lên 101,44.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngày 18/3, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt khoản hỗ trợ 500 tỷ USD để thanh toán bằng tiền mặt cho người nộp thuế. Khoản trên dự kiến sẽ được giải ngân trong hai đợt, bắt đầu từ ngày 6/4.
Chuyên gia Tai Wong, người đứng đầu mảng giao dịch kim loại quý và các công cụ phái sinh tại ngân hàng BMO, đánh giá thanh khoản trên thị trường vàng vẫn đang bị ảnh hưởng. Nhiều khả năng tình trạng biến động sẽ còn tiếp tục do tâm lý nhà đầu tư chưa ổn định. Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của công ty môi giới đầu tư OANDA cho biết giá vàng sẽ vẫn biến động trong vài phiên tới. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư đang chờ xem liệu chính quyền của Tổng thống Trump có thể nhanh chóng thông qua kế hoạch kích thích khổng lồ nêu trên hay không.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim phiên này giảm tới 8,8% xuống 602,83 USD/ounce; giá bạc giảm 5,9% xuống 11,85 USD/ounce sau khi đã có lúc rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2009; giá palađi giảm 2,1% xuống 1.608,50USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống dưới ngưỡng 5.000 USD/tấn – lần đầu tiên – trong hơn 3 năm do dự kiến nguồn cung đồng dư thừa. Giá đồng trên sàn London giảm 7,8% xuống 4.840 USD/tấn, ngày giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2008, trong phiên giá đồng có lúc giảm hơn 25% xuống 4,738,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 11/2016.
Trong số các kim loại cơ bản khác, giá nhôm, kẽm, nickel và thiếc chạm mức thấp nhất kể từ năm 2016. Giá nhôm giảm 0,1% xuống 1.649 USD/tấn, kẽm giảm 1,3% xuống 1.846 USD/tấn, thiếc giảm 4,9% xuống 13.575 USD/tấn và nickel giảm 3,3% xuống 11.395 USD/tấn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng nhờ chính sách hỗ trợ đối với nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 4,1% lên 692 CNY (98,56 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 5/8/2019; giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 1,2%; giá thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 0,1%, thép cuộn cán nóng tăng 0,5% trong khi thép không gỉ giảm 1%.
Trung Quốc sẽ tăng thuế xuất khẩu đối với gần 1.500 sản phẩm từ ngày 20/3/2020, khi chính phủ tìm cách giảm bớt áp lực đối với các công ty chịu ảnh hưởng bởi virus corona.
Trên thị trường nông sản, giá đường giảm xuống mức thấp nhất 1,5 năm và có tháng giảm thứ 2 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2007.
Đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 22 US cent tương đương 2% xuống 10,67 US cent/lb, thấp nhất kể từ tháng 9/2018 và có tháng giảm thứ 2 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 2,7 USD tương đương 0,8% xuống 335,8 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE tăng 5,7 US cent tương đương 5% lên 1,083 USD/lb, trong đầu phiên giao dịch tăng 11% lên 1,141 USD/lb. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 15 USD lên 1.227 USD/tấn.
Giá ngô tại Mỹ giảm 2,2% xuống mức thấp nhất 3,5 năm do giá dầu thô giảm khiến nhu cầu ethanol sản xuất từ ngô giảm. Trên thị trường Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 8-3/4 US cent xuống 3,35-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 3,32 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 30/9/2016. Trong khi đó, giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 1-1/4 US cent lên 8,25-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì đỏ, mềm vụ đông kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 9 US cent lên 5,08 -1/4 USD/bushel và giá lúa mì đỏ, cứng vụ đông kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 14-1/4 US cent lên 4,46-1/2 USD/bushel. Thị trường ethanol chiếm 39% lượng ngô Mỹ sử dụng để sản xuất, giá năng lượng giảm mạnh gây ra bởi đại dịch virus corona.
Giá cao su tại Tokyo giảm do lo ngại virus corona lây lan mạnh trên toàn cầu, làm lu mờ các biện pháp kích thích toàn cầu nhằm ngăn chặn tác động kinh tế từ đại dịch. Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn TOCOM giảm 1,4 JPY xuống 161,2 JPY (1,5 USD)/kg. Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 315 CNY xuống 9.965 CNY (1.418 USD)/tấn, sau khi chạm 9.930 CNY/tấn, thấp nhất kể từ tháng 1/2016.
Giá hàng hóa thế giới sáng 19/3
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
22,48
|
+2,11
|
+10,36%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
26,33
|
+1,45
|
+5,83%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
23.400,00
|
-200,00
|
-0,85%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,63
|
+0,03
|
+1,62%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
65,87
|
+2,10
|
+3,29%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
98,70
|
+3,28
|
+3,44%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
281,50
|
+10,25
|
+3,78%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
37.650,00
|
-1.650,00
|
-4,20%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.488,50
|
+10,60
|
+0,72%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.185,00
|
+19,00
|
+0,37%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
12,21
|
+0,44
|
+3,72%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
42,80
|
-0,10
|
-0,23%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
634,00
|
+7,69
|
+1,23%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.614,68
|
+12,05
|
+0,75%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
208,40
|
-6,70
|
-3,11%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
4.745,00
|
-399,00
|
-7,76%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.650,00
|
-1,50
|
-0,09%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.846,00
|
-25,00
|
-1,34%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
13.575,00
|
-675,00
|
-4,74%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
339,25
|
+4,00
|
+1,19%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
512,50
|
+4,25
|
+0,84%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
258,75
|
+3,50
|
+1,37%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
14,31
|
+0,02
|
+0,10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
833,50
|
+8,00
|
+0,97%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
305,10
|
+1,10
|
+0,36%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
25,36
|
+0,32
|
+1,28%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
458,00
|
+0,60
|
+0,13%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.284,00
|
-34,00
|
-1,47%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
108,30
|
+5,70
|
+5,56%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,67
|
-0,22
|
-2,02%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
97,20
|
-3,80
|
-3,76%
|
Bông
|
US cent/lb
|
56,00
|
-0,64
|
-1,13%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
303,40
|
-6,60
|
-2,13%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
155,40
|
-5,80
|
-3,60%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
0,95
|
-0,08
|
-7,39%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg