Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do số liệu sơ bộ cho thấy tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần qua tăng cao hơn dự đoán.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 36 US cent (0,9%) xuống 40,37 USD/thùng, dầu Brent giảm 45 US cent (1%) xuống 42,63 USD/thùng,
Theo Viện Dầu khí Mỹ, tồn trữ dầu nước này trong tuần vừa qua tăng 1,7 triệu thùng, cao hơn nhiều so với mức dự đoán là tăng 300.000 thùng, và là tuần tăng thứ 3 liên tiếp.
Số ca nhiếm virus ở nhiều nơi trên thế giới tiếp tục gia tăng, gây lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2012, do đồng USD yếu đi giữa bối cảnh các ngân hàng trung ương các nước tăng cường các gói kích thích tiền tệ.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.765,99 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức 1.768,96 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 10/2012; giá vàng kỳ hạn tăng 0,9% và khép phiên ở mức 1.782 USD/ounce. Đồng USD giảm 0,5% so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Giá vàng đã tăng gần 16% trong năm nay, trước các biện pháp kích thích được đưa ra trên toàn cầu, vì vàng vẫn được xem là một biện pháp phòng trừ rủi ro trước lạm phát và sự mất giá của đồng tiền.
Lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã tăng 0,58% lên 1.166,04 tấn trong phiên đầu tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4/2013.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 0,8% lên 828,73 USD/ounce, trong khi giá bạc tăng 0,6% lên 17,93 USD/ounce, giá palađi vững ở 1.938,46 ISD/ounce.
Ngân hàng Goldman Sachs mới đây dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng do những mối lo ngại hiện tại và sự thiếu chắc chắn về triển vọng kinh tế do dịch Covid-19. Theo đó, dự báo về giá vàng trong vòng 3, 6 và 12 tháng tới được điều chỉnh tăng lên lần lượt 1.800 USD/ounce, 1.900 USD/ounce và 2.000 USD/ounce, từ mức 1.600, 1.650 và 1.800 USD dự báo trước đây.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng trong phiên giao dịch vừa qua sau khi ông Trump đăng Tweet rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn nguyên gia trị. Một vài số liệu từ Mỹ và Châu Âu đem lại hy vọng kinh tế sẽ hồi phục cũng góp phần đẩy giá đồng đi lên.
Kết thúc phiên giao dịch, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,5% lên 5.907 USD/tấn, gần chạm mức cao nhất 5 tháng là 5.928 USD/tấn đạt được vào đầu tháng 6. Nguyên nhân bởi nhu cầu mạnh từ Trung Quốc – nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – và sự gián đoạn nguồn cung ở Chile – nhà sản xuất đồng lớn nhất toàn cầu. Nhu cầu đồng của Trung Quốc tháng 5/2020 tăng 1,6% so với tháng 5/2019. Kim loại này đã tăng giá 35% kể từ tháng 3 đến nay.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Carius Menke của hãng Julius Baer, giá đồng khó có thể nhanh chóng quay trở lại mức cao trước khi xảy ra Covid-19 (6.343 USD/tấn, đạt được vào tháng 1/2020).
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm giảm 0,7% xuống 1.592 USD/tấn, kẽm giảm 2,3% xuống 2.039 USD/tấn, nickel tăng 0,5% lên 12.715 USD/tấn, chì giảm 1,5% xuống 1.751 USD/tấn và thiếc vững ở 16.855 USD/tấn.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm trong bối cảnh thiếu chắc chắn về triển vọng nhu cầu do Covid-19 và thị trường Trung Quốc sắp bước vào kỳ nghỉ Lễ hội Đua thuyền rồng – diễn ra từ cuối tuần này. Thị trường sẽ mở cửa trở lại từ thứ Hai tuần sau (29/6).
Trên sàn Đại Liên, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 0,3% xuống 757 CNY (107,05 USD)/tấn, là phiên giảm thứ 2 liên tiếp. Phiên liền trước, quặng sắt 62% nhập khẩu giao ngay giảm 1,5 USD xuống 102,5 USD/tấn. Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil tăng 1,4 triệu tấn trong tuần vừa qua so với tuần trước, lên 26,57 triệu tấn.
Giá thép cũng giảm trong phiên vừa qua. Trên sàn Thượng Hải, thép cây kỳ hạn tháng 10 giảm 0,7% xuống 3.610 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 1,1% xuống 3.630 CNY/tấn, thép không gỉ giảm 0,2% xuống 13.190 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp, chạm mức thấp nhất 3 tuần, do thời tiết ở các khu vực trồng trọt của Mỹ được cải thiện sau đợt khô hạn gần đây, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Đậu tương cũng giảm giá trong phiên vừa qua vì lý do tương tự. Riêng giá lúa mì tăng do xu hướng hồi phục từ mức thấp nhất nhiều tháng của tuần trước.
Kết thúc phiên giao dịch, ngô kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago giảm 3-1/4 US cent xuống 3,25 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3/6; giá đậu tương giảm 1-1/4 US cent xuống 8,75 USD/bushel, trong khi lúa mì tăng 1 US cent lên 4,86 USD/bushel.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 0,2 US cent (0,2%) lên 98,2 US cent/lb, hồi phục từ mức thấp nhất 9 tháng là 94,55 US cent của tuần trước. Trái lại, robusta giao cùng kỳ hạn giảm 3 USD (0,3%) xuống 1.185 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,13 US cent (1,1%) xuống 11,79 US cent/lb do thị trường tiếp tục thiếu xu hướng rõ ràng sau khi giá giảm khỏi mức cao nhất 3 tháng là 12,27 đạt tới hồi đầu tháng 6/2020. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 1,9 USD (0,5%) xuống 362,60 USD/tấn.
Giá bông kỳ hạn tương lai trên sàn New York giảm do việc gieo trồng ở Mỹ thuận lợi khiến dự báo nguồn cung sẽ dồi dào, trong khi nhu cầu vẫn yếu do dịch bệnh.
Hợp đồng giao dịch bông kỳ hạn tháng 12 giảm 0,58 US cent (1%) trong phiên vừa qua, xuống 59,27 US cent/lb. Đâu phiên, có lúc hợp đồng này giảm xuống chỉ 58,55 US cent/lb, thấp nhất kể từ 16/6.Giá bông đã giảm hơn 16% kể từ đầu năm đến nay, chủ yếu do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và dịch Covid-19 làm giảm sút nhu cầu.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên vừa qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn đang đi đúng hướng.
Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn Tokyo tăng 0,1 JPY lên 157,8 JPY (1,47 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải vững ở 10.400 CNY (1.472 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 24/6/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
40,21
|
-0,16
|
-0,40%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
42,63
|
-0,45
|
-1,04%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
28.160,00
|
-440,00
|
-1,54%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,63
|
-0,01
|
-0,49%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
130,09
|
+0,15
|
+0,12%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
120,41
|
+0,11
|
+0,09%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
367,75
|
+3,25
|
+0,89%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
41.020,00
|
-700,00
|
-1,68%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.785,20
|
+3,20
|
+0,18%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.057,00
|
+19,00
|
+0,31%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
18,35
|
+0,11
|
+0,61%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
61,20
|
0,00
|
0,00%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
832,55
|
+2,46
|
+0,30%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.937,90
|
+6,25
|
+0,32%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
266,50
|
-0,35
|
-0,13%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.880,50
|
+31,00
|
+0,53%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.603,00
|
+11,00
|
+0,69%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.087,50
|
+5,50
|
+0,26%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.859,00
|
-26,00
|
-0,15%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
329,00
|
-4,00
|
-1,20%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
491,00
|
+1,50
|
+0,31%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
287,75
|
+5,50
|
+1,95%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,25
|
+0,11
|
+0,86%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
874,00
|
-5,25
|
-0,60%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
292,50
|
-0,70
|
-0,24%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
29,04
|
-0,18
|
-0,62%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
474,30
|
-2,70
|
-0,57%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.290,00
|
+20,00
|
+0,88%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
98,20
|
+0,20
|
+0,20%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,92
|
-0,14
|
-1,16%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
122,55
|
-1,35
|
-1,09%
|
Bông
|
US cent/lb
|
59,44
|
-0,41
|
-0,69%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
433,70
|
+9,60
|
+2,26%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
158,30
|
+0,50
|
+0,32%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,24
|
-0,02
|
-1,59%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg