menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 10/8: Vàng tăng giá, dầu và cà phê giảm trở lại

12:26 10/08/2016

Vinanet - Phiên giao dịch 9/8 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 10/8 giờ VN), giá những mặt hàng chủ chốt đảo chiều so với phiên trước đó sau khi số liệu kinh tế mới của Mỹ được công bố khiến USD giảm giá.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm giảm khi giới phân tích nâng triển vọng sản lượng dầu của Mỹ và các nhà đầu tư hoài nghi về hoạch đóng băng sản lượng của OPEC.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 9/2015 trên sàn New York giảm 25 cent, tương ứng 0,6%, xuống 42,77 USD/thùng. Giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 41 cent, tương đương 0,9%, xuống 44,98 USD/thùng.
Đà tăng của giá dầu trong mùa xuân năm nay đã khiến các nhà sản xuất đưa thêm các giếng khoan dầu vào khai thác. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 5/8 tăng tuần thứ 6 liên tiếp.
Ngày 9/8, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố số liệu cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng 2 triệu thùng, tuy nhiên, dự trữ xăng lại giảm 4 triệu thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 1,5 triệu thùng.
Các nước thành viên OPEC liên tục bơm dầu với tốc độ kỷ lục trong những năm gần đây, chọn giải pháp cạnh tranh giành thị phần thay vì cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên.
Giá dầu lao dốc trong năm 2014 và 2015 khi sản lượng dầu của Mỹ và một số nước khác tăng mạnh gây ra tình trạng thừa cung toàn cầu. Đến nay thị trường vẫn thừa cung nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng sản lượng dầu thô của Mỹ giảm và nhu cầu tăng đang phần nào hấp thụ lượng dư thừa.
Tuy nhiên, sản lượng dầu của Mỹ được dự đoán giảm chậm hơn so với dự kiến trước đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong báo cáo viễn cảnh năng lượng ngắn hạn ra hôm 9/8. EIA dự đoán sản lượng dầu của Mỹ bình quân đạt 8,73 triệu thùng/ngày trong năm nay và 8,31 triệu thùng/ngày trong năm 2017, tương ứng tăng so với 8,61 triệu thùng và 8,2 triệu thùng dự kiến trước đó. Năm 2015, sản lượng dầu của Mỹ bình quân đạt 9,4 triệu thùng/ngày.
Giới phân tích và nhà đầu tư đang đặt câu hỏi liệu phiên họp dự kiến của các quan chức OPEC có thống nhất được giải pháp để đối phó với giá dầu giảm hay không. Hôm 8/8, Chủ tịch OPEC cho biết, 14 nước thành viên OPEC sẽ tổ chức phiên họp không chính thức vào ngày 26-28/9 bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế tại Algeria.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng trở lại khi USD giảm và lo ngại về viễn cảnh kinh tế toàn cầu kéo giảm đồn đoán Fed nâng lãi suất trong năm nay.
Giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.340,47 USD/ounce, gGiá vàng giao tháng 12/2016 trên sàn Comex (New York) tăng 0,4% lên 1.347,2 USD/ounce.
USD giảm 0,3% so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ sau 4 ngày tăng liên tiếp trong khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq lại lập kỷ lục trước khi giảm nhẹ vào cuối phiên do giá dầu mất đà tăng.
Báo cáo sản lượng của Mỹ không mấy khả quan, công bố hôm 9/8, cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể không tăng trưởng nhanh như dự kiến.
Theo số liệu của CME Group, tỷ lệ dự đoán Fed nâng lãi suaát vào tháng 12 hiện đạt 50%, tăng so với 30% trước khi số liệu việc làm được công bố.
Giới truyền thông hôm 9/8 dẫn lời nhà hoạch định chính sách Fed Jereme Powell cho biết rằng kinh tế Mỹ đang đối mặt với mối nguy tăng trưởng giảm tốc, do vậy, lãi suất thấp có thể được duy trì trong một thời gian dài hơn dự kiến.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 19,831 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,6% lên 1.155,6 USD/ounce và giá palladium tăng 0,3% lên 692,22 USD/ounce.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê vững đến giảm. Tại London, Robusta các kỳ hạn đảo chiều giảm 6-7 USD/tấn, trong khi đó tại New York, Arabica giảm 0,05 cent/lb hoặc đi ngang, ngoại trừ kỳ hạn giao tháng 5/2017.
Liên đoàn Cà phê Colombia cho biết, sản lượng cà phê của nước này trong tháng 7/2016 đạt 1.102.000 bao, giảm 361.000 bao, hay 24,68%, so với tháng 7/2015. Như vậy, sản lượng cà phê của Colombia trong 10 tháng đầu niên vụ 2015-2016 đạt 11.786.000 bao, tăng 775.000 bao, hay 7,04%, so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Colombia trong tháng 7/2016 đạt 483.000 bao, giảm 732.000 bao, hay 60,25%, so với tháng 7/2015, đưa xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu niên vụ 2015-2016 đạt 9.997.000 bao, giảm 101.000 bao, hay 1%, so với cùng kỳ niên vụ trước.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

42,77

-0,25

-0,6%

Dầu Brent

USD/thùng

44,98

-0,41

-0,9%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

27.320,00

-490,00

-1,76%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,61

0,00

-0,08%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

135,93

+1,31

+0,97%

Dầu đốt

US cent/gallon

133,50

+0,43

+0,32%

Dầu khí

USD/tấn

390,50

-2,00

-0,51%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

39.590,00

-510,00

-1,27%

Vàng New York

USD/ounce

1.352,10

+5,40

+0,40%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.371,00

0,00

0,00%

Bạc New York

USD/ounce

19,99

+0,14

+0,68%

Bạc TOCOM

JPY/g

65,00

+0,40

+0,62%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1.161,70

+6,15

+0,53%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

698,07

+4,19

+0,60%

Đồng New York

US cent/lb

215,60

+0,60

+0,28%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

4.779,00

-31,00

-0,64%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.642,00

-1,00

-0,06%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.274,00

-4,00

-0,18%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

18.415,00

+115,00

+0,63%

Ngô

US cent/bushel

333,25

+0,75

+0,23%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

416,50

-0,50

-0,12%

Lúa mạch

US cent/bushel

183,25

-0,75

-0,41%

Gạo thô

USD/cwt

9,70

+0,04

+0,41%

Đậu tương

US cent/bushel

993,50

+5,50

+0,56%

Khô đậu tương

USD/tấn

336,00

+2,70

+0,81%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,67

+0,02

+0,06%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

459,70

0,00

0,00%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.953,00

-22,00

-0,74%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

141,10

0,00

0,00%

Đường thô

US cent/lb

20,39

-0,16

-0,78%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

183,60

+6,40

+3,61%

Bông

US cent/lb

71,45

-1,60

-2,19%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

332,20

+10,00

+3,10%

Cao su TOCOM

JPY/kg

152,80

-0,60

-0,39%

Ethanol CME

USD/gallon

1,42

-0,01

-0,42%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg