menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 9/12:Giá dầu vượt ngưỡng 50 USD, vàng giảm

12:59 09/12/2016

Vinanet - Phiên giao dịch 8/12 trên thị trường thế giới, giá dầu tăng trở lại bởi hy vọng vào sự chung tay giảm sản lượng của các nước sản xuất trong khi giá vàng quay đầu giảm do USD tăng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trở lại mức trên 50 USD/thùng trong bối cảnh thị trường lạc quan về triển vọng các nhà sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC sẽ cắt giảm sản lượng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định hạn chế khai thác "vàng đen".
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York tăng 1,07 USD lên 50,84 USD/thùng, dầu Brent trên sàn London cũng tăng 89 US cent lên 53,89 USD/thùng.
Các nhà đầu tư hiện đang hướng tới cuộc họp sắp tới của các nhà sản xuất dầu trong và ngoài OPEC để theo dõi các nước ngoài OPEC có cắt giảm sản lượng nhằm khắc phục tình trạng dư cung trên toàn cầu hay không.
Các thành viên OPEC đã nhất trí cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong nửa đầu năm 2017. Trong khi Nga, không phải là thành viên OPEC, cũng phát đi tín hiệu sẽ sẵn sàng cắt giảm 300.000 thùng mỗi ngày. Ngoài ra, Azerbaijan cho biết sẽ đưa ra các đề xuất về cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Chuyên gia Tim Evans của Citigroup cho rằng, khi giá dầu vượt qua mốc 50 USD/thùng, các quốc gia ngoài OPEC không có lý do gì để phải cắt giảm sản lượng.
Các nhà quan sát thị trường tập trung vào cuộc gặp cuối tuần này giữa OPEC và các quốc gia không thuộc tổ chức này về việc hợp tác cắt giảm sản lượng. Các nước này cần phải hợp tác để cắt giảm thêm 600.000 thùng/ngày khỏi thị trường để đẩy nhanh quá trình tái cân bằng. Nga cho biết sẵn sàng cắt giảm 300.000 thùng/ngày, tức các quốc gia khác chỉ cần đóng góp thêm 50% để đạt được cam kết với OPEC. Một số nhà phân tích cho rằng con số 1,8 triệu thùng (1,2 triệu của OPEC và 600.000 ngoài OPEC) được cắt giảm từ năm 2017 là chưa đủ cho thị trường dầu mỏ bởi tại Mỹ, các nhà sản xuất dầu đá phiến đang rục rịch quay trở lại thị trường.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng quay đầu giảm trong bối cảnh chính sách nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hỗ trợ đồng USD và gây sức ép đối với giá kim loại quý này.
Giá vàng giao tháng 2/2017 giảm 5,1 USD (0,43%) xuống 1.172,40 USD/ounce. Kể từ sau khi đạt đỉnh 1.337,40 USD/ounce ngày 9/11, một ngày sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, giá vàng đã giảm hơn 12%.
Ngày 8/12, ECB thông báo sẽ kéo dài chương trình mua tài sản đến hết năm 2017, song sẽ giảm mức mua trái phiếu từ 80 tỷ euro/tháng hiện nay xuống còn 60 tỷ euro bắt đầu từ 4/2017. Theo các chuyên gia, quyết định của ECB đã đẩy đồng bạc xanh tăng giá, với chỉ số đồng USD so với các đồng tiền lớn khác có thời điểm tăng 0,98% lên 101,20.
Chiến lược gia Georgette Boele của ABN AMRO cho rằng ECB có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa đồng USD và đồng Euro. Nếu chỉ số đồng Euro phá ngưỡng 104,58-105 điểm, giá vàng sẽ còn giảm mạnh. Sau quyết định của ECB, chỉ số đồng Euro giảm hơn 1% xuống mức 106,22 điểm.
Bên cạnh đó, giá vàng còn bị chi phối bởi số liệu mới về kinh tế Mỹ. Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này giảm 10.000 xuống 258.000 đơn trong tuần tính đến ngày 3/12.
Thông tin lạc quan về tình hình kinh tế đang làm gia tăng dự báo của các nhà đầu tư về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp tuần tới. Giá vàng tỏ ra khá nhạy cảm với các đợt tăng lãi suất của Mỹ.
Chỉ còn 5 ngày nữa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhóm họp. Theo công cụ theo dõi FedWatch Tool của CME Group, thị trường dự báo khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 là 97%.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng Fed đã tác động lên giá vàng từ trước nên quyết định lần này sẽ không thể gây ra đột biến. Giám đốc Brian Lan của GoldSilver Central dự báo giá vàng có thể rơi xuống thấp nhất ở mức 1.157 USD/ounce sau cuộc họp của Fed.
Trên thị trường nông sản, cacao giảm thêm nữa xuống mức thấp nhất nhiều năm do hoạt động bán tháo.
Cà phê cũng giảm, arabica tại New York giảm 0,3 US cent hay 0,2% xuống 1,414 USD/lb, trong phiên có lúc giá xuống 1,4065 USD, thấp nhất kể từ giữa tháng 8; robusta giao tháng 3 trên sàn London giảm 10 USD hay 0,5% xuống 2.011 USD/tấn.
Giá dầu cọ giảm sau nhiều phiên tăng liên tiếp do thị trường điều chỉnh kỹ thuật và do áp lực từ việc giảm giá của đối thủ trực tiếp là dầu đậu nành.
Giá dầu cọ kỳ hạn tham chiếu giao tháng Hai trên sàn Bursa của Malaysia đóng cửa phiên giao dịch đã giảm 1,3% xuống còn 3,142 ringgit (709 USD) một tấn, mức giảm theo ngày mạnh nhất trong vòng hơn ba tuần.
Giá dầu cọ luôn theo sát biến động của các loại dầu từ hạt có liên quan trong mối cạnh tranh thị phần của thị trường dầu thực vật toàn cầu.
"Tất cả các dữ liệu sắp tới đều là những yếu tố đã có, nhìn chung thị trường sẽ trên đà tăng giá khi mà hàng tồn kho và nguồn cung lúc này đang rất thấp (so với năm ngoái)" thương nhân bổ sung.
Các thương nhân khác cho việc giảm giá là tất yếu sau khi thị trường đã leo lên một mức giá cao nhất trong bốn năm ở 3,185 ringgit vào hôm thứ Ba khi số liệu từ Hiệp hội dầu cọ phía Nam bán cầu cho thấy sản lượng thấp hơn nhu cầu dự tính.
Sản lượng dầu cọ dự báo sẽ giảm 2,8% xuống còn 1,63 triệu tấn trong tháng Mười một khi so sánh với mức tồn kho 2,9 triệu tấn trong tháng Mười một năm 2015.
Ủy ban dầu cọ Malaysia dự kiến công bố dữ liệu Tháng Mười Một của họ vào ngày 14 tới.
Trong khi giá dầu đậu nành hợp đồng giao tháng Giêng trên CBOT đã giảm 0,2%, trong khi hợp đồng dầu đậu nành tháng Năm trên sàn hàng hóa Đại Liên Trung Quốc đã tăng 0,2%.
Cũng trên sàn Đại Liên, hợp đồng dầu cọ tháng Năm đã tăng 0,6%.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

51,48

+0,07

+0,33%

Dầu Brent

USD/thùng

53,89

+0,89

+0,09%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.620,00

+820,00

+2,23%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,71

+0,01

+0,32%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

150,58

+0,11

+0,07%

Dầu đốt

US cent/gallon

162,29

-0,30

-0,18%

Dầu khí

USD/tấn

474,00

+2,50

+0,53%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

46.630,00

+800,00

+1,75%

Vàng New York

USD/ounce

1.168,80

-3,60

-0,31%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.276,00

-4,00

-0,09%

Bạc New York

USD/ounce

16,98

-0,12

-0,68%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,00

-0,50

-0,80%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

934,68

-3,67

-0,39%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

737,14

-0,79

-0,11%

Đồng New York

US cent/lb

264,05

+1,45

+0,55%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.782,00

-3,00

-0,05%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.724,00

+17,00

+1,00%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.689,00

-51,00

-1,86%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.925,00

-175,00

-0,83%

Ngô

US cent/bushel

354,50

+1,00

+0,28%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

406,75

-1,50

-0,37%

Lúa mạch

US cent/bushel

225,00

+2,00

+0,90%

Gạo thô

USD/cwt

9,77

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

1.023,75

-3,25

-0,32%

Khô đậu tương

USD/tấn

312,40

-1,30

-0,41%

Dầu đậu tương

US cent/lb

37,22

-0,04

-0,11%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

519,90

-2,30

-0,44%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.272,00

-52,00

-2,24%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

141,40

-0,30

-0,21%

Đường thô

US cent/lb

19,45

-0,18

-0,92%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

213,40

-0,75

-0,35%

Bông

US cent/lb

71,28

-0,14

-0,20%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

322,80

-5,90

-1,79%

Cao su TOCOM

JPY/kg

238,10

-2,30

-0,96%

Ethanol CME

USD/gallon

1,64

-0,01

-0,49%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

Nguồn:Vinanet