menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 18/3: Dầu giảm mạnh, kim loại tăng

13:58 18/03/2017

Vinanet - Tuần này giá dầu giảm mạnh. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất nhưng không ra tín hiệu về việc sớm tiếp tục tăng lãi suất thêm nữa đã khiến USD giảm giá, tác động tới giá nhiều mặt hàng.
Năng lượng: Giá dầu giảm
Giá dầu vững trong phiên giao dịch cuối tuần, tính chung cả tuần giá tăng nhẹ, nhưng hoạt động mua giảm mạnh do lo ngại sản lượng của OPEC giảm cũng không giải quyết được vấn đề dư cung.
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York tăng 3 US cent lên 48,78 USD/thùng, trong khi dầu Brent trên sàn London tăng 2 US cent lên 51,76 USD/thùng. Tính chung cả tuần, WTI giảm khoảng 9%, còn Brent giảm khoảng 8%.
Giá dầu dường như đang rất khó khăn để lấy lại mức của cách đây chỉ một tuần, khi dầu WTI lên tới 53 USD.
Sản lượng dầu Mỹ tiếp tục tăng, số liệu hàng tuần từ Baker Hughes cho thấy số giếng khoan đã tăng 14 tại Mỹ. Số lượng các giàn khoan dầu đang hoạt động như vậy tăng đến tuần thứ 9 liên tiếp. Tính toán của chuyên gia thuộc Citic Fututes cho thấy số lượng giàn khoan dầu Mỹ hiện đang ở mức cao nhất tính từ tháng 9/2015.
Giá dầu tuần qua nhìn chung không có nhiều phiên biến động mạnh ngoại trừ phiên ngày 15/3 khi thị trường đón nhận thông tin dự trữ dầu Mỹ giảm, chấm dứt xu thế tăng suốt gần 3 tháng qua. Ngoài ra, khi Fed tuyên bố sẽ chỉ có tối đa 3 đợt nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong năm 2017, đồng USD yếu cũng giúp giá dầu tăng.
Báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cho thấy nguồn cung dầu vẫn tăng trong tháng 2 vừa qua bất chấp cam kết cắt giảm sản lượng của các thành viên OPEC để giảm tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu.
Theo tính toán của IEA, nguồn cung toàn cầu trong tháng 2/2017 đã tăng 260.000 thùng/ngày lên 96,52 triệu thùng/ngày. Sản lượng của các nhà sản xuất OPEC tăng 170.000 thùng/ngày, lên 32 triệu thùng/ngày, trong khi mức tăng này của các nước ngoài khối là 90.000 thùng/ngày lên 57,8 triệu thùng/ngày, chủ yếu do các nhà sản xuất ở Mỹ khai thác nhiều hơn. Điều này có nghĩa là mức độ tuân thủ thỏa thuận của các nhà sản xuất trong OPEC chỉ đạt 91% trong tháng 2/2017, so với 105% trong tháng 1/2017.Với sản lượng của các nhà sản xuất ngoài OPEC, sản lượng cũng tăng nhẹ trong tháng 2/2017, do Kazakhstan, Sudan và Nam Sudan đều tăng sản lượng khai thác, trong khi sản lượng của Nga về cơ bản không thay đổi.
Các chuyên gia cho rằng dự trữ dầu thô ở Mỹ tăng cao đã làm giảm hiệu quả cắt giảm sản lượng của các nước thành viên trong Hiệp hội Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Điều này làm các nhà đầu tư lo ngại về khả năng tình trạng dư dôi nguồn cung trên thị trường năng lượng thế giới sẽ còn kéo dài.
Hiện chưa rõ liệu OPEC có kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 6 tháng tới cuối năm 2017 hay không.
Trước đó, cuối tháng 11/2016, các nước OPEC đã nhất trí giảm 1,2 triệu thùng/ngày từ ngày 1/1/2017, với giai đoạn 6 tháng. Tháng 12/2016, các nhà sản xuất ngoài OPEC do Nga dẫn đầu cũng đồng ý tham gia thỏa thuận hạn ngạch của khối này khi cam kết thu hẹp sản lượng khai thác 558.000 thùng/ngày. Mục tiêu của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC là giảm tình trạng dư cung, nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu giảm mạnh từ mức cao kỷ lục 115 USD/thùng hồi giữa 2014 xuống còn 27 USD/thùng vào tháng 1/2016, trước khi phục hồi lên khoảng 48-51 USD/thùng hiện nay.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia ngành năng lượng, giới đầu tư không chỉ nên tập trung vào số liệu về thị trường dầu của nước Mỹ. Bởi trong khi dự trữ dầu tại Mỹ tăng, sản xuất dầu thô của Trung Quốc thu hẹp 8% quy mô trong 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dầu của Trung Quốc cùng lúc đó tăng 12,5%.
Ngoài ra, nhu cầu dầu của châu Âu, Ấn Độ và khá nhiều nước tiêu thụ dầu lớn của thế giới vẫn tiếp tục tăng.
Kết hợp tất cả những yếu tố trên, giới chuyên gia nhận định hoàn toàn có lý do để tin giá dầu các loại sẽ cán mốc 60USD/thùng vào cuối năm 2017.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần đầu tiên trong 3 tuần
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên cuối tuần trong bối cảnh USD tiếp tục giảm.
Chốt tuần, giá vàng thế giới tăng 0,2% lên 1.228 USD một ounce. Tính chung cả tuần, giá đã lên 2,1%. Trong tuần, có lúc mỗi ounce vàng chạm 1.233 USD – cao nhất từ ngày 6/3. Trong khi đó, đồng đôla hôm qua xuống đáy 5 tuần và được dự báo còn tiếp tục giảm trong ngắn hạn.
Việc Mỹ nâng lãi suất đã kéo USD xuống đáy 5 tuần, giúp vàng có tuần tăng đầu tiên sau gần một tháng.
Giữa tuần này, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi như dự báo. Tuy nhiên, việc cơ quan này giữ nguyên dự báo chỉ nâng lãi 3 lần trong năm nay đã khiến nhiều nhà đầu tư đặt cược vào khả năng có 4 lần nâng thất vọng.
Sau khi Fed nâng lãi suất vào ngày 16/3, đồng đô la Mỹ mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác. Giới phân tích nhận định, theo quy luật khi lãi suất đồng đô la Mỹ tăng sẽ dẫn đến giá trị các tài sản khác cũng tăng và do đó kéo giá vàng giảm xuống. Tuy nhiên, diễn biến thị trường ngày 16/3 sau khi quyết định của Fed được đưa ra lại không theo quy luật này.
Đồng USD yếu đi đã giúp giá vàng tăng, bất chấp Fed nâng lãi suất. Bên cạnh đó, những bất ổn xoay quanh cuộc bầu cử Hà Lan, Pháp cùng các cuộc đàm phán giúp Anh rời EU cũng tác động tích cực lên những tài sản an toàn như vàng. Ngoài ra, chính sách điều hành khó hiểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng nhu cầu mua vàng gia tăng tại các quỹ lớn trên thế giới góp phần không nhỏ tạo bước đẩy giá vàng lên cao.
Thị trường vàng đang có nhiều hậu thuẫn. “Mọi diễn biến trong phiên này khá yên tĩnh. Mức tăng mạnh vài ngày trước khá tương xứng với diễn biến trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu”, Rob Haworth – chiến lược gia đầu tư tại U.S. Bank Wealth Management nhận xét, “Về góc độ bán lẻ, anh đã kiếm đủ tiền nhờ chứng khoán rồi và có lẽ không phải lo lắng về việc quay lại thị trường vàng nữa”. Việc Tổng thống Mỹ - Donald Trump chưa thực hiện được các biện pháp kích thích kinh tế như đã cam kết có thể đã ảnh hưởng lên Fed, Tom Kendall tại ICBC Standard Bank nhận xét. “Nếu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và giảm thuế được đẩy mạnh hơn nữa, Fed sẽ có lý do để thắt chặt chính sách hơn. Khi ấy, vàng có thể tăng tiếp”, ông dự báo.
Thị trường đang chờ đợi phiên họp của nhóm Bộ trưởng tài chính các nước G20, sẽ diễn ra tại Đức cuối tuần này. Trong khi đó, trên thị trường vật chất, dự trữ tại quỹ tín thác lớn nhất thế giới – SPDR Gold Trust đã giảm 0,28% hôm thứ Năm. Đây là phiên đầu tiên họ bán ra trong tuần này
Kim loại cơ bản: Giá đồng tăng thiếc có tuần tăng mạnh nhất 1 năm
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá đồng tăng và tính chung cả tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 2 do USD yếu đi và lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ các mỏ đồng. Thiếc có tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 1 năm.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,4% trong phiên cuối tháng, lên 4.934 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng 3,5%.
Đình công của công nhân mỏ Escondia (Chile), mỏ đồng lớn nhất thế giới, gây thêm khó khăn cho chru mỏ BHP Billiton khi hãng này đang cố gắng nối lại hoạt động ở cảng biển lớn khi thời gian gián đoạn đã lên tới 6 tuần. “Nguồn cung sẽ còn gián đoạn đến bao giờ? Chúng tôi đang mất 150.000 – 200.000 tấn đồng cung cấp mỗi tháng, trong ki đó nhu cầu đồng tinh luyện của Trung Quốc vẫn mạnh”, Warren Patterson, chiến lược gia hàng hóa của ING cho biết.
Đầu tư tài sản cố định ở Trung Quốc, nước tiêu thụ gần một nửa lượng đồng thế giới, đã tăng 8,9% trong tháng 1 và tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, vượt mức tăng 8,1% của cả năm 2016, chủ yếu do hoạt động xây dựng bất động sản và hạ tầng cơ sở mạnh.
Sản xuất ở các nhà máy tại Mỹ tháng 2 cũng tăng tháng thứ 6 liên tiếp, làm tăng nhu cầu máy móc và các thiết bị khác.
Thiết tăng 0,6% trong phiên cuối tuần lên 20.275 USD/tấn, tính chung cả tuần giá tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 3.
Nhập khẩu quặng thiếc vào Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 1, chứng tỏ sản lượng mỏ ở Myanmar sụt giảm, trông khi mỏ Minsur của Peru cũng đưa ra nhận định sản lượng năm 2017 sẽ thấp hơn so với những dự báo trước đây.
Sắt thép: Giá có tuần tăng mạnh nhất 2 tháng
Giá sắt và thép tại Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần, nhưng việc giá tăng mạnh gần đây giúp tính chung cả tuần vẫn tăng manh nhất trong vòng 2 tháng.
Thép thanh tại Thượng Hải tuần này đạt mức giá cao nhất 3 năm do kỳ vọng chi tiêu cao cho hạ tầng cơ sở và tiêu thụ bất động sản mạnh ở Trung Quốc – nước tiêu thụ thép hàng đầu thế giới – đẩy giá quặng sắt (giao ngay) trở lai mức trên 90 USD/tấn lần đầu tiên trong vòng chục ngày.
Thép thanh trên sàn Thượng Hải phiên cuối tuần giảm 1,3% xuống 3.575 NDT (518 USD)/tấn, nhưng tính chung cả tuần vân tăng 5%, nhờ đạt tới 3.692 NDT trong phiên 14/3 – cao nhất kể từ tháng 2/2014.
Quặng sắt trên sàn giao dịch Đại Liên giảm 0,8% xuống 715,50 NDT/tấn. Phiên trước đó giá lên tới 735 NDT, và tính chung cả tuần tăng 8,8%.
Đây là tuần giá cả thép thanh và quặng sắt đều tăng nhiều nhất kể từ giữa tháng 1.
Đầu năm 2016, quặng sắt có lúc xuống mức giá chỉ 38 USD/tấn, nhưng đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng một năm sau khi Trung Quốc công bố những biện pháp kích thích kinh tế làm thúc đẩy nhu cầu quặng sắt của ngành thép. Trong 2 tháng qua, giá đã liên tiếp tăng trái với nhận định của nhiều chuyên gia về khả năng điều chỉnh xu hướng, và lên tới 95 USD/tấn trong ngày 13/3.
Ngân hàng ANZ mới đây công bố báo cáo lạc quan về triển vọng nhu cầu quặng sắt dựa trên những số liệu kinh tế gần đây của Trung Quốc cho thấy sự lạc quan hơn.
Quặng sắt giao tới cảng Tần Hoàng Đảo giá tăng 1,8% lên 92,61 USD/tấn trong phiên 16/3, theo Metal Bulletin. Giá tham chiếu quặng sắt giao ngay tăng 6,8% trong tuần này, mức tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 11.

Diễn biến giá quặng sắt 1 năm qua

Các dự án chi tiêu của Chính phủ Trung Quốc đã có những tác động mạnh hơn dự đoán của thị trường. Số liệu mới nhất cho tháy sản lượng thép, sản xuất điện và xây dựng ở nước này đều tăng vượt dự báo. Sản lượng thép thô – yếu tố điều khiển giá quặng sắt – tăng 8,5% trong 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng gần 3 năm và so với chỉ 1,2% của năm 2016.

“Tôi cho rằng giá quặng sắt sẽ vững ở mức khoảng 80 USD/tấn từ nay tới cuối năm”, Xu Xiangchun, trưởng phòng thông tin của công ty nghiên cứu MySteel nhận định.
Đầu tư tài sản cố định (FAI)– thước đo hoạt động xây dựng hạ tầng cơ sở và nhà cửa – tăng 8,9% trong 2 tháng đầu năm nay, so với mức dự báo 8,2% của các nhà phân tích, cho thấy Bắc Kinh đang thúc đẩy các dự án công cộng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%. FAI tăng mạnh nhất ở các dự án của chính quyền địa phương, tập trung vào các ngành xử lý nước và quản lý môi trường. Cơ quan Thống kê quốc gia cho thấy chi tiêu trong lĩnh vực này tăng 37% lên 467 tỷ NDT( tỷ USD), trong khi chi tiêu cho các dự án vận tải tăng 19% lên 389 tỷ NDT. Tổng chi tiêu của các chính quyền địa phương trong FAI cả nước tăng 9,5% trong 2 tháng đầu năm lên 4 nghìn tỷ NDT, trong khi chi tiêu của chính quyền trung ương giảm 7% xuống 140 tỷ NDT.
Sản xuất điện, một chỉ số khác thể hiện hoạt động kinh tế, tăng 6,3% trong 2 tháng đầu năm nay, so với mức tăng chỉ 4,5% cùng kỳ năm 2016.
Sản xuất công nghiệp, chỉ số hoạt động của lĩnh vực sản xuất, tăng 6,3% trong 2 tháng đầu năm, mạnh hơn dự báo.
Nông sản: Giá đường giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng
Giá đường thô phiên cuối tuần giảm. Đường thô giao tháng 5 giảm 0,08 US cent hay 0,4% xuống 18,17 US cent/lb. Trong phiên có lúc giá giảm 4,1% xuống 17,50 USD, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 6 năm ngoái.
Đường trắng giao ngay trái lại tăng lên 114,76 USD/tấn từ mức 108,17 USD/tấn phiên trước đó.
Thời tiết ở khu vực trồng mía chính của Brazil thuận lợi làm tăng khả năng dư thừa trên thị trường toàn cầu niên vụ 2017/18. Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ kéo dài thời gian điều tra về nhập khẩu đường trước khi ra quyết định về việc áp thuế trừng phạt đối với đường nhập khẩu.
Với cà phê, arabica tăng nhẹ 0,6 US cent (0,4%) trong phiên cuối tuần, lên 1,4205 USDlb, trong khi robusta giao tháng 5 tăng 1 USD hay 0,05% lên 2.184 USD/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 11/3

Giá 18/3

Giá 18/3 so với 17/3

Giá 18/3 so với 17/3 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,33

48,78

+0,03

+0,06%

Dầu Brent

USD/thùng

55,90

51,76

+0,02

+0,04%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

38.700,00

35.590,00

-160,00

-0,45%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,83

2,95

+0,05

+1,59%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

165,31

159,44

+0,02

+0,01%

Dầu đốt

US cent/gallon

159,36

150,85

+0,42

+0,28%

Dầu khí

USD/tấn

487,00

456,75

+1,75

+0,38%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

48.440,00

45.300,00

-220,00

-0,48%

Vàng New York

USD/ounce

1.226,50

1.230,20

+3,10

+0,25%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.501,00

4.440,00

-16,00

-0,36%

Bạc New York

USD/ounce

17,74

17,41

+0,08

+0,48%

Bạc TOCOM

JPY/g

65,70

62,80

-0,20

-0,32%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1,003.33

964,98

+7,06

+0,74%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

777.59

776,65

+9,85

+1,28%

Đồng New York

US cent/lb

269,65

269,15

+1,40

+0,52%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.917,00

5.935,00

+26,00

+0,44%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.892,00

1.914,00

+14,00

+0,74%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.775,00

2.882,00

+53,00

+1,87%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.500,00

20.290,00

+140,00

+0,69%

Ngô

US cent/bushel

380,75

367,50

+1,50

+0,41%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

453,50

436,25

+0,25

+0,06%

Lúa mạch

US cent/bushel

242,25

250,00

+0,75

+0,30%

Gạo thô

USD/cwt

9,59

9,92

+0,09

+0,86%

Đậu tương

US cent/bushel

1.037,50

1.000,00

-1,50

-0,15%

Khô đậu tương

USD/tấn

333,00

328,90

-0,40

-0,12%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,38

32,30

+0,04

+0,12%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

532,60

503,70

-2,10

-0,42%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.955,00

2.013,00

-14,00

-0,69%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

143,30

142,05

+0,60

+0,42%

Đường thô

US cent/lb

19,52

18,17

-0,08

-0,44%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

168,45

180,95

+3,45

+1,94%

Bông

US cent/lb

77,99

78,36

+0,19

+0,24%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

370,60

361,80

-1,70

-0,47%

Cao su TOCOM

JPY/kg

279,90

269,50

+1,50

+0,56%

Ethanol CME

USD/gallon

1,51

1,54

-0,01

-0,96%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn:Vinanet