menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 26/11: Kẽm cao nhất 8,5 năm, quặng sắt cao nhất 3 năm

11:45 26/11/2016

Vinanet - Tuần này chứng kiến nhiều kỷ lục về giá. Giá kẽm tăng mạnh do lo ngại thiếu cung, trong khi vàng giảm bởi USD tăng giá. Chỉ số USD đã có thời điểm tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập niên qua. Dù đã có phần chậm lại trong phiên giao dịch cuối tuần, đà tăng giá của đồng tiền này có được nhờ đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không chỉ tăng lãi suất trong tháng 12 mà còn đặt ra nền móng cho những lần nâng lãi suất tiếp theo trong năm tới. USD tăng tác động tới nhiều mặt hàng, trong đó có dầu và vàng.
Năng lượng: Chờ đợi cuộc đàm phán cắt giảm sản lượng của OPEC
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô giảm mạnh do lo ngại về kết quả cắt giảm sản lượng của OPEC, đồng thời đồng USD mạnh lên và lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia sang một số nước châu Á sẽ tăng cũng gây sức ép cho thị trường này.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 1/2017 trên sàn New York giảm 1,9USD, tương đương 4%, xuống 46,06USD/thùng, tính chung cả tuần giá vẫn tăng nhẹ 0,74%. Giá dầu Brent giao tháng 12 trên sàn London giảm 1,98USD, tương đương 4%, xuống chốt tại 47,04USD/thùng trên sàn sàn ICE Future Europe, cả tuần giá giảm 0,8%.
Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường châu Á, giá dầu Brent Biển Bắc được giao dịch ở mức 48,31 USD/thùng, giảm 69 US cent hay 1,4% so với mức đóng phiên trước đó, mặc dù khối lượng giao dịch khá mỏng sau lễ Tạ ơn ở Mỹ. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 63 US cent hay 1,3% xuống 47,33 USD/thùng.
Nhìn chung hoạt động trên sàn không sôi động vì hai ngày lễ Tạ ơn và Black Friday vào cuối tuần.
Giá dầu giao sau nối dài đà giảm sau khi Arab Saudi cho biết sẽ không tham dự phiên họp với các nhà sản xuất phi thành viên OPEC để bàn thảo về vấn đề cắt sản lượng trong thứ Hai.
Chuyên gia tại Tyche Capital cho rằng quyết định này đã châm ngòi cho đợt bán tháo trên thị trường. OPEC lên kế hoạch họp vào ngày 30/11 để thống nhất về thỏa thuận cắt giảm sản lượng, có thể với cả các nước phi thành viên như Nga. Tuy nhiên trong nội bộ khối vẫn đang xảy ra mâu thuẫn về việc nước nào cần phải cắt giảm, và mức cắt giảm là bao nhiêu.
Giới quan sát nhận định thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mà các nước trong và ngoài OPEC có thể đạt được vào ngày 30/11 sẽ chỉ tác động đến nguồn cung từ tháng 2/2017 do hầu hết các nhà xuất khẩu đã bán dầu dưới hình thức hợp đồng kỳ hạn trước hai tháng. Bất chấp nỗ lực vận động từ tháng Chín, OPEC vẫn còn gặp trở ngại với Iran và Iraq, hai nước muốn làm ngoại lệ.
Ngân hàng đầu tư của Mỹ Jefferies cho rằng mức tăng sản lượng của OPEC trong tháng Tám đã đẩy thị trường trượt lại vào tình trạng thừa cung. Tình hình sẽ vẫn kéo dài sang đến nửa năm sau 2017 nếu sản lượng không được hạ ít nhất 700.000 thùng/ngày.
Thông tin công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco muốn tăng cung dầu trong tháng Một cho khách hàng châu Á cũng tạo sức ép lên giá cả. Đây là phản ứng của Arab Saudi sau khi vừa bị Nga soán ngôi nhà cung cấp hàng đầu cho Trung Quốc. Nó cho thấy chiến dịch “thả giá” để bảo vệ thị phần của Arab Saudi đã mất tác dụng.
Ngoài ra, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 10 chạm đáy từ đầu năm, cũng ảnh hưởng xấu đến giá cả.
Đồng bạc xanh mạnh lên và chạm mức cao nhất kể từ năm 2003 so với rổ tiền tệ trong tuần này cũng bất lợi cho giá dầu. Đồng USD mạnh thường khiến các loại hàng hóa được giao dịch bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn. Bên cạnh đó, nhiều thông tin cho hay Saudi Aramco, tập đoàn dầu khí quốc gia của Saudi Arabia, sẽ tăng xuất khẩu dầu sang một số nước châu Á vào tháng 1/2017 cũng đã tác động tiêu cực lên các thị trường.
Kim loại quý: Vàng giảm giá tuần thứ 3 liên tiếp
Giá vàng thế giới đã lập "đáy" mới của chín tháng trong phiên giao dịch cuối tuần sau khi chứng kiến một tuần giao dịch tồi tệ dưới sức ép của đồng bạc xanh mạnh.
Khép lại phiên cuối tuần, giá vàng giao tháng 12/2016 giảm 10,3 USD, tương đương 0,9%, xuống 1.179 USD/ounce. Đây là mức đóng cửa phiên thấp nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 2/2016. Tính chung cả tuần, kim loại quý này đã mất khoảng 2% giá trị. Thị trường giao dịch vàng đóng cửa sớm do ngày 25/11 năm nay là ngày Black Friday (Thứ Sáu đen) – ngày vàng mua sắm của người dân Mỹ.
Cùng phiên 25/12, chỉ số USD, thước đo sức mạnh đồng bạc xanh so với giỏ sáu đồng tiền chủ chốt, cũng giảm 0,2% trong bối cảnh nhà đầu tư tranh thủ kiếm lời sau khi chỉ số này có thời điểm trong tuần qua ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 4/2003. Fed nâng lãi suất sẽ làm giảm sức hút của tài sản kém sinh lời như vàng và hỗ trợ đồng USD mạnh lên - nhân tố khiến giá vàng trở nên đắt đỏ hơn.
Chuyên gia phân tích Carsten Fritsch thuộc Commerzbank nhận định triển vọng Fed tăng lãi suất là một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng vàng trượt giá gần đây. Chỉ trong vòng hai tuần, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của chính phủ Mỹ đã tăng từ 1,7% lên 2,4%.
Theo ông Fritsch, nhiều nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ nâng lãi suất vài lần trong những tháng tới do lạm phát được dự đoán có xu hướng đi lên sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, và do đó họ bắt đầu bán tháo vàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang phát đi các tín hiệu khả quan, các thị trường tài chính đều dự đoán ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp giữa tháng 12 tới, với 93,5% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,5% -0,75%, theo một cuộc khảo sát nhà đầu tư.
Dự báo về tình hình tuần tới, các chuyên gia chú ý đến sự khởi đầu của mùa mua sắm cuối năm. Ông Marshall Gittler, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đầu tư tại FX Primus, cho biết thống kê về doanh số bán lẻ trong ngày Black Friday sẽ được công bố vào cuối tuần.
Trong năm 2015, con số này chỉ tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước đó. Nếu số liệu năm nay vượt năm ngoái, đồng USD sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tích cực trong phiên giao dịch đầu tuần tới.
Với những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 12/2016 nhích thêm 7 US cent, hay 0,5% lên 16,465 USD/ounce. Tính chung cả tuần, kim loại quý này giảm 0,4% sau khi có thời điểm trong tuần này giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2016.
Kim loại công nghiệp: Giá kẽm cao nhất 8 năm rưỡi, quặng sắt cao nhất 3 năm
Phiên giao dịch cuối tuần giá kẽm tiếp tục tăng lên mức giá cao nhất 8 năm rưỡi, trong khi chì có phiên tăng giá mạnh nhất 3-3/4 năm.
Kẽm giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 3,5% lên 2.819 USD/tấn, mức cao nhất kể từ 6/3/2008. Tính từ đầu năm, kim loại này đã tăng giá 77% do lo ngại nhiều mỏ kẽm bị đóng cửa sẽ dẫn tới thiếu cung lớn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc cũng tăng lên mức cao kỷ lục gần 3 năm sau khi tăng 6% do giá thép tại Trung Quốc- nước tiêu thụ hàng đầu thế giới - tăng.
Quặng sắt kỳ hạn giao dịch phổ biến nhất là kỳ hạn tháng 1 đang giao dịch trên sàn hàng hóa Đại Liên đã tăng 6.1% lên 644.5 nhân dân tệ (tương đương 93$) một tấn, sau khi tăng 8,4%, lên 658,5 NDT/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Trong tuần, giá quặng sắt tăng 6% và 9% phiên hôm thứ ba và thứ 4. Giá thép cây, sản phẩm thép xây dựng tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng tăng 2,2%, lên 2.978 NDT/tấn, tăng phiên thứ 3 liên tiếp, nhưng thấp hơn mức đỉnh 3.012 NDT/tấn.
Nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ nhà xuất khẩu quặng sắt hàng đầu – Australia – có thể khiến giá nguyên liệu sản xuất thép tăng trong ngắn hạn, Hynes cho biết.
Nông sản: Cà phê arabica xuống thấp nhất 6 tuần
Giá cà phê arabica trên sàn giao dịch New York giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần phiên thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh giao dịch trầm lắng và đồng real Brazil giảm giá.
Arabica giao tháng 3 giảm 2,3 US cent hay 1,5% xuống 1,554 USD/lb. Trong phiên, có lú giá chri 1,542 USD, thấp nhất kể từ 12/10. Cà phê robusta trái lại tăng nhẹ 10 USD hay 0,5% lên 2.032 USD/tấn.
Với ngũ cốc, xuất khẩu từ Mỹ mạnh giúp giá đậu tương lên mức cao kỷ lục 4 tháng. Tuy nhiên, giá ngô và lúa mì giảm.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết xuất khẩu đậu tương nước này trong tuần đạt gần 1,9 triệu tấn, vượt mức dự báo là khoảng 1,2 đến 1,5 triệu tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 19/11

Giá 26/11

Giá 26/11 so với 25/11

Giá 26/11 so với 25/11 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

45,69

46,06

-1,90

-3,96%

Dầu Brent

USD/thùng

46,86

47,24

-1,76

-3,59%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

32.110,00

32.920,00

-1.000,00

-2,95%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,85

3,07

+0,05

+1,49%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

133,91

1.181,00

-11,40

-0,96%

Dầu đốt

US cent/gallon

145,77

4.278,00

+2,00

+0,05%

Dầu khí

USD/tấn

424,00

1.183,56

+1,89

+0,16%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

41.300,00

1.117,12

-3,84

-0,34%

Vàng New York

USD/ounce

1.208,70

1.181,00

-11,40

-0,96%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.277,00

4.278,00

+2,00

+0,05%

Bạc New York

USD/ounce

16,65

16,55

+0,07

+0,42%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,10

59,50

+0,10

+0,17%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

921,95

908,25

-7,30

-0,80%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

725,28

744,60

+11,42

+1,56%

Đồng New York

US cent/lb

247,80

268,15

+6,40

+2,45%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.423,00

5.879,00

+11,00

+0,19%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.694,00

1.757,00

-13,00

-0,73%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.540,00

2.819,00

+96,00

+3,53%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.200,00

20.925,00

-425,00

-1,99%

Ngô

US cent/bushel

353,50

358,25

-1,00

-0,28%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

425,25

419,50

-4,25

-1,00%

Lúa mạch

US cent/bushel

238,00

216,50

-6,75

-3,02%

Gạo thô

USD/cwt

9,64

9,63

+0,09

+0,94%

Đậu tương

US cent/bushel

993,75

1.046,00

+11,75

+1,14%

Khô đậu tương

USD/tấn

312,60

323,10

+4,50

+1,41%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,31

36,94

-0,20

-0,54%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

514,50

528,20

+0,80

+0,15%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.425,00

2.415,00

-24,00

-0,98%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

162,10

155,40

-2,30

-1,46%

Đường thô

US cent/lb

20,15

19,84

+0,26

+1,33%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

212,30

216,45

+4,20

+1,98%

Bông

US cent/lb

72,32

71,25

-0,39

-0,54%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

320,70

334,40

+10,00

+3,08%

Cao su TOCOM

JPY/kg

211,30

231,90

-3,70

-1,57%

Ethanol CME

USD/gallon

1,50

1,55

+0,01

+0,39%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

 

Nguồn:Vinanet