Năng lượng: Giá dầu giảm tuần thứ 5 liên tiếp
Giá dầu thế giới tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 27/3) giữa bối cảnh nhu cầu năng lượng trên toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Kết thúc phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 5/2020 tại thị trường New York hạ 1,09 USD (tương đương 4,8%) xuống 21,51 USD/thùng, tính chung cả tuần giảm 5%; dầu Brent giao cùng kỳ hạn tại thị trường London giảm 1,41 USD (5,4%), xuống 24,93 USD/thùng, tính chung cả tuần giảm 7,6%.
Như vậy, cả 2 loại dầu chủ chốt này đều chứng kiến tuần giảm giá tứ 5 liên tiếp, bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký thông qua gói kích thích kinh tế khổng lồ nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế từ dịch bệnh này.
Cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia tiếp tục kéo dài. Giám đốc Quỹ đầu tư quốc gia Nga, ông Kirill Dmitriev, cho biết một thỏa thuận OPEC+ mới có thể được thiết lập nếu các nước khác tham gia. Ông Dmitriev cho biết, Nga đang liên lạc với Saudi Arabia và các nước khác để đề xuất về kế hoạch này. Dựa trên những cuộc liên lạc, Moskva nhận thấy nếu số lượng thành viên OPEC+ tăng và các nước khác cùng tham gia, có thể đạt được một thỏa thuận chung nhằm cân bằng thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, cùng ngày, Saudi Arabia cho biết, Vương quốc này không có bất kỳ liên hệ nào với Moskva về việc cắt giảm sản lượng dầu hay xây dựng liên minh OPEC+.
Số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ liên tục giảm bớt trong hai tuần qua. Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes gày 27/3 cho hay, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này đã giảm 40 giàn xuống 624 giàn, sau khi mất 19 giàn trong tuần trước đó.
Từ đầu tháng Ba tới nay, giá dầu WTI và Brent đã để mất 50%, do sự phong tỏa của các nền kinh tế chủ chốt nhằm đối phó với đại dịch Covid-19, khiến nhu cầu dầu thô giảm đáng kể.
Fed đã đưa ra thêm một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, đồng thời tuyên bố sẽ mua một lượng không giới hạn trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp để hỗ trợ hoạt động của các thị trường tài chính. Nhà Trắng và Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận vào sáng sớm ngày 24/3 về gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới trước những ảnh hưởng bất lợi ngày càng tăng của dịch Covid-19.
Kim loại quý: Giá vàng tăng mạnh
Trong phiên cuối tuần, giá vàng giảm so với phiên trước. Vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.625,16 USD/ounce, trong khi đó vàng giao tháng 4/2020 giảm 1,5% xuống 1.625,8 USD/ounce.
Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá vàng vẫn tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2008 khi những dự báo về thiệt hại kinh tế do Covid-19 gây ra đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm tới các tài sản an toàn.
Nhập khẩu vàng ròng của Trung Quốc qua Hong Kong giảm một nửa trong tháng 2 so với tháng liền trước, do sự bùng phát của virus.
Giá vàng đã tăng khoảng 8% trong tuần qua bởi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng vọt trong tuần trước, và các biện pháp kích thích kinh tế chưa từng có của Cục dự trữ Liên bang Mỹ. USD có tuần giảm mạnh nhất trong hơn một thập kỷ.
Bộ Lao động Mỹ cho biết lần đầu tiên số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này tăng lên mức kỷ lục 3,3 triệu đơn trong tuần kết thúc vào ngày 20/3, so với mức 281.000 trong tuần trước đó. Giới chuyên gia cho rằng đây là một chỉ báo cho thấy hoạt động kinh tế đang giảm tốc đáng kể và cũng là cơ sở để Fed tiếp tục các biện pháp kích thích kinh tế.
Dù giảm nhẹ trong phiên cuối tuần 27/3, giá vàng vẫn tăng hơn 9,5% trong cả tuần và đánh dấu tuần tăng cao nhất kể từ tháng 9/2008 tới nay.
Trong bối cảnh đó, giá vàng càng có thêm cơ sở để tăng cao hơn dựa trên những đồn đoán về các gói kích thích tiếp theo và những số liệu kinh tế không mấy lạc quan sắp tới. Nhiều khả năng giá vàng sẽ đi lên khi các ngân hàng trung ương đẩy bảng cân đối tài chính của mình lên mức tương đương thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hơn thế nữa, việc thanh khoản dồi dào và lãi suất thực tế rất thấp cũng hỗ trợ đẩy giá vàng lên cao hơn.
Theo nhà phân tích Suki Cooper của Ngân hàng Standard Chartered, xu hướng giá vàng vẫn là đi lên trong thời gian tới (không tính hoạt động chốt lời). Bà nhận định giá vàng sẽ ở mức trung bình 1,725 USD/ounce trong quý II/2020. Trong khi đó, chiến lược gia đầu tư cao cấp Rob Haworth của công ty dịch vụ tài chính U.S. Bank Wealth Management cho biết xu hướng biến động của giá vàng có thể tiếp tục diễn ra theo cả hai hướng lên và xuống.
Tuy nhiên, hoạt động kinh tế toàn cầu thu hẹp cùng căng thẳng trong chi tiêu kinh doanh và tiêu dùng đang tạo áp lực lên thị trường tài trợ vốn bằng đồng USD - một yếu tố tiêu cực đối với giá vàng và cả nhà đầu tư. Trong trường hợp các nhà đầu tư tiếp tục phản ứng trước các chính sách giãn cách xã hội ngày càng gia tăng, giá vàng có thể chịu rủi ro theo hướng đi xuống.
Về những kim loại quý khác, giá khi bạch kim và palađi có tuần tăng mạnh nhất trong lịch sử, do lệnh phong tỏa Nam Phi, một nhà sản xuất lớn gây lo lắng về nguồn cung. Palađi đóng cửa phiên giảm 3,2% xuống 2.255,81 USD/ounce, nhưng tăng hơn 36% trong tuần này, trong khi bạch kim tăng 0,6% lên 740,47 USD/ounce, tăng 21% trong tuần.
Kim loại công nghiệp: Giá quặng sắt Trung Quốc giảm tuần đầu tiên trong 4 tuần
Giá quặng sắt tại Trung Quốc vừa trải qua một tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần, do sự ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch virus corona khiến triển vọng nhu cầu quặng sắt và sản phẩm thép giảm.
Tuy nhiên, dự đoán gián đoạn nguồn cung bởi việc phong tỏa trên khắp thế giới để ngăn chặn sự lây lan đã hạn chế đà giảm của quặng sắt.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch Đại Liên đóng cửa giảm 0,2% xuống 659 CNY (93,2 USD)/tấn và mất 1,5% giá trị trong tuần này.Thép cây dùng trong xây dựng trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải ổn định, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,5%, và thép không gỉ tăng 0,8%.
Bất chấp lo lắng về nhu cầu, quặng sắt Đại Liên đã tăng 16% từ mức thấp nhất trong gần 3 tháng vào ngày 4/2 và tăng 1,9% từ đầu năm tới nay, do các nước khai thác quặng bắt đầu thực thi các biện pháp ngăn chặn virus corona.
Các nhà xuất khẩu quặng sắt hàng đầu ở Úc và Brazil cũng bị ảnh hưởng bởi các hạn chế về biên giới, có thể cản trở các chuyến hàng đến Trung Quốc, nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới và chiếm hơn một nửa sản lượng thép toàn cầu.
Đối với kim loại cơ bản, giá đồng giảm nhẹ gần mức thấp nhất trong 4 năm do việc gián đoạn nguồn cung bởi đóng cửa các mỏ khai thác và các tuyến vận chuyển bù cho nhu cầu bị thiệt hại bởi virus corona.
Đồng giao sau ba tháng đóng cửa giảm 0,2% xuống 4.795 USD/tấn và gần như ổn định trong tuần này. Giá đồng tuần trước đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2011 (giảm 11%) và đã chạm 4.371 USD, thấp nhất kể từ tháng 1/2016. Từ đầu năm tới nay giá giảm khoảng 20%.
Nam Phi đã đóng cửa các cảng từ ngày 26/3, làm gián đoạn xuất khẩu từ quốc gia sản xuất 1/10 lượng đồng toàn cầu, trong khi Glencore trở thành công ty mới nhất đình chỉ hay hoạt động khai thác chậm lại.
Nhu cầu có thể bắt đầu phục hồi tại Trung Quốc – nơi tiêu thụ một nửa lượng đồng của thế giới – vì Trung Quốc nới lỏng các biện pháp ngăn chặn virus và giá sẽ tăng trong 3 tháng tới.
Các nhà phân tích cho biết nhu cầu đồng giảm do sản xuất bị gián đoạn bởi sự bùng phát của virus corona sẽ khiến lượng đồng dư thừa trong năm nay lên tới 1 triệu tấn.
Nông sản: Giá giảm trong phiên cuối tuần
Phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 6% xuống 1,1585 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 giảm 32 USD xuống 1.209 USD/tấn.
Cà phê arabica đã tăng mạnh trong vài ngày trước bởi những rào cản hoạt động tại Brazil liên quan tới virus corona, nhưng các đại lý đang cố gắng điều chỉnh. Việc sử dụng cà phê arabica sẽ bị ảnh hưởng từ việc chuyển sang tiêu thụ cà phê hòa tan nhiều hơn mà chủ yếu từ robusta.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam, quốc gia sản xuất robusta hàng đầu thế giới, trong 3 tháng đầu năm nay có thể giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước xuống 794.000 triệu tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 0,23 US cent hay 2% xuống 11,1 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5 tăng 30 US cent hay 0,1% lên 350,7 USD/tấn.
Nhà phân tích Green Pool hiện nay dự kiến toàn cầu dư thừa đường trong niên vụ 2020/21 do đại dịch virus corona làm giảm tăng trưởng nhu cầu và cuộc chiến giá dầu khiến các nhà máy ở Brazil chuyển sang sản xuất thêm đường.
Các đại lý lo sợ lệnh phong tỏa tại Ấn Độ, nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới, có thể làm giảm xuất khẩu đường trắng từ quốc gia này. Nhà kinh doanh đường Czarnikow cho biết họ đã giảm ước tính tiêu thụ đường của EU 700.000 tấn hay 4% cho phần còn lại của niên vụ 19/20 do sự bùng phát của virus corona. Thiếu hụt đường của EU giảm xuống 400.000 tấn.
Đối với nhóm ngũ cốc, giá các loại nông sản tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) chốt phiên cuối tuần qua (27/3) biến động trái chiều, với giá ngô giảm, trong khi giá lúa mỳ và đậu tương tăng nhẹ. Hợp đồng ngô giao tháng Năm được giao dịch nhiều nhất giảm 2,75 US cent, hay 0,79%, xuống 3,46 USD/bushel; lúa mỳ giao cùng kỳ hạn tăng 2,25 US cent, hay 0,4%, lên 5,7125 USD/bushel; đậu tương cũng giao tháng Năm tăng 1,25 US cent, hay 0,14%, lên 8,815 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Việc giá dầu thô giảm tiếp tục làm tăng sức ép lên các công ty sản xuất nhiên liệu sinh học của Mỹ. Các nhà môi giới tại CBOT ước tính các quỹ đã mua 3.400 hợp đồng lúa mỳ, trong khi bán 4.100 hợp đồng ngô và 900 hợp đồng đậu tương.Các nhà phân tích thị trường dự báo sẽ có thêm các công ty thông báo đóng cửa trong tuần này, với sản lượng ethanol năm 2019-2020 giảm xuống 5 tỷ bushel hoặc thấp hơn, kéo giá ngô giảm. Một yếu tố khác cũng gây sức ép lên giá ngô là khả năng nhu cầu của thế giới giảm do kinh tế Mỹ chậm lại đáng kể. Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận việc đã xuất 114.000 tấn ngô cho một thị trường không được nêu cụ thể và 63.290 tấn đậu tương cho Mexico.
Trong khi đó, giá lúa mỳ kỳ hạn phục hồi nhờ đề xuất về hạn ngạch xuất khẩu của Nga. Nga có kế hoạch đặt ra hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc quý II/2020 ở mức 7 triệu tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 20/3
|
Giá 27/3
|
27/3 so với 26/3
|
27/3 so với 26/3 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
22,63
|
21,51
|
-1,09
|
-4,82%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
26,98
|
24,93
|
-1,41
|
-5,35%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
24.700,00
|
24.220,00
|
-520,00
|
-2,10%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,60
|
1,67
|
-0,02
|
-1,07%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
60,54
|
57,37
|
+2,99
|
+5,50%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
100,63
|
106,85
|
+1,82
|
+1,73%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
301,00
|
300,25
|
-3,50
|
-1,15%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
45.890,00
|
35.580,00
|
-1.100,00
|
-3,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.488,10
|
1.654,10
|
-6,20
|
-0,37%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.202,00
|
5.602,00
|
-63,00
|
-1,11%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
12,39
|
14,53
|
-0,14
|
-0,97%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
43,60
|
50,50
|
-0,60
|
-1,17%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
613,44
|
744,77
|
+5,64
|
+0,76%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.642,71
|
2.265,37
|
-74,54
|
-3,19%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
217,15
|
217,20
|
-0,60
|
-0,28%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
4.810,00
|
4.790,50
|
-13,50
|
-0,28%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.582,00
|
1.545,50
|
+9,50
|
+0,62%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.848,00
|
1.878,00
|
+18,00
|
+0,97%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
13.950,00
|
14.260,00
|
-8,00
|
-0,06%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
343,75
|
346,00
|
-2,75
|
-0,79%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
539,25
|
571,25
|
+2,25
|
+0,40%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
262,00
|
265,50
|
+4,50
|
+1,72%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,29
|
13,97
|
+0,20
|
+1,45%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
862,50
|
881,50
|
+1,25
|
+0,14%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
325,20
|
323,10
|
+0,20
|
+0,06%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
25,64
|
26,85
|
+0,35
|
+1,32%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
461,90
|
462,90
|
+0,10
|
+0,02%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.230,00
|
2.257,00
|
+2,00
|
+0,09%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
119,70
|
115,85
|
-8,80
|
-7,06%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,91
|
11,10
|
-0,23
|
-2,03%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
105,55
|
118,20
|
-3,45
|
-2,84%
|
Bông
|
US cent/lb
|
53,68
|
51,33
|
-1,45
|
-2,75%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
322,30
|
311,30
|
-9,50
|
-2,96%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
154,90
|
149,10
|
-0,50
|
-0,33%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,00
|
0,99
|
-0,01
|
-0,90%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg