Năng lượng: Giá dầu tuần giảm do thiếu chắc chắn về việc OPEC giảm sản lượng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giảm xuống dưới 50 USD/thùng và đánh dấu tuần giảm giá mạnh nhất trong vòng 6 tuần do lo nghi ngờ OPEC sẽ không thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng, mặc dù số liệu cho thấy các giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm số lượng giếng dầu hoạt động lần đầu tiên kể từ tháng 6. Công ty dịch vụ dầu Baker Hughes Inc cho biết tuần này giảm 2 giếng dầu.
Giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 12 trên sàn New York phiên cuối tuần giảm 1,02 USD hay 2% xuống 48,70 USD/thùng. Trong phiên có lúc giá xuống chỉ 48,42 USD. Dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 76 US cent hay 1,5% xuống 49,71 USD/thùng, trong phiên có lúc giá xuống chỉ 49,31 USD. Tính chung cả tuần, giá tham chiếu giảm khoảng 4%, mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 9,
Các đại diện cấp cao của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và sáu quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác - gồm Azerbaijan, Brazil, Kazakhstan, Mexico, Oman và Nga - ngày 29/10 đã kết thúc các cuộc bàn luận trong khuôn khổ cuộc họp đa phương một cách “hiệu quả và có tính xây dựng”.
Biên bản cuộc họp tại Vienna (Áo) lưu ý rằng mặc dù thỏa thuận nhằm cắt giảm sản lượng mà OPEC thống nhất hồi tháng trước đã có những tác động tích cực đến giá dầu song vẫn chưa thể đưa giá mặt hàng này lên mức giá 50 USD/thùng, mức chưa bằng một nửa giá của ba năm trước.
Cùng với đó, các quan chức tham gia cuộc họp cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng “cung vượt cầu dai dẳng” trên thị trường năng lượng và cho biết họ không kỳ vọng cuộc họp sẽ tạo ra một kết quả đột phá.
Cuộc gặp mặt trên, được tổ chức trước thềm cuộc nhóm họp của các bộ trưởng dầu mỏ trong khối OPEC dự kiến diễn ra vào ngày 30/11, nhằm tìm ra một hướng đi giúp chấm dứt tình trạng dư thừa nguồn cung và ngăn chặn sự lao dốc của giá dầu.
Để vực dậy giá "vàng đen", các nước thành viên có thể sẽ phải chấp nhận cắt giảm số dầu mỏ bán ra thị trường - điều mà bấy lâu nay họ vẫn luôn né tránh.
Một giả thuyết khác được đưa ra đó chính là để Saudi Arabia , vị "ông lớn" của OPEC và đang cung cấp đến gần 1/3 trong tổng sản lượng dầu lên đến 33 triệu thùng/ngày của khối, trở thành quốc gia duy nhất phải hạn chế nguồn cung vào thị trường năng lượng.
Tuy nhiên, để đạt được điều này không phải dễ dàng vì lâu nay Riyadh luôn chú trọng vào chính sách chỉ “thêm” chứ không “bớt” để cạnh tranh với sản phẩm dầu khí đá phiến của Mỹ.
Sau cuộc họp định kỳ vào tháng trước, 14 quốc gia thành viên OPEC đã nhất trí sẽ hạn chế sản lượng dầu mỏ ở mức 32,5-33 triệu thùng/ngày, tương đương với mức giảm gần 1 triệu thùng/ngày.
Trước đó, đến tham dự cuộc họp tại Vienna, các quan chức dầu mỏ của Nga đã khẳng định Moskva sẵn sàng “đóng băng” sản lượng dầu của mình nếu OPEC đồng ý làm điều tương tự.
Kim loại quý: Giá vàng lên mức cao nhất 4 tuần
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng tăng mạnh 1,3% lên 1.284,14 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 4/10, sau khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thông báo mở lại cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử của bà Hillary Clinton - ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ. Chốt phiên này, giá vàng giao tháng 12/2016 tăng 0,6% lên 1.276,80 USD/ounce.
Theo các nhà phân tích, đồng USD đã giảm giá so với rổ các đồng tiền chủ chốt theo sau thông tin FBI điều tra vụ bê bối thư điện tử của bà Clinton và tạo đà đi lên cho giá vàng.
Giá kim loại quý này cũng được hỗ trợ nhờ nhu cầu gia tăng tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới và những diễn biến mới xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ.
Những phiên trước đó, giá vàng luôn chịu áp lực bởi dự báo Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 12 tới.
Theo CME Group, khả năng Fed nâng lãi suất vào tháng 12 tới là 70%. Khép lại phiên này, giá vàng kỳ hạn Mỹ giao tháng 12/2016 giảm xuống 1.263,7 USD/ounce.
Tuy nhiên, số liệu mới đây cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,9% trong quý III/2016, cao hơn so với dự báo 2,5% của các nhà phân tích trước đó đang củng cố những đồn đoán về khả năng Fed sẽ nâng lãi suất. Kịch bản này là nhân tố gây bất lợi cho giá vàng.
Kim loại cơ bản: Thiếc tăng lên mức cao nhất 2 năm, nhôm cao nhất kể từ tháng 7/2015
Phiên giao dịch cuối tuần, giá thiếc tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng 2 năm bởi lo ngại về nguồn cung ở châu Á và tồn trữ ở kho tại LME giảm xuống mức thấp nhất 12 năm, trong khi giá nhôm cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Thiếc giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,3% lên 20.650 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 9/2014. Nhôm cũng tăng 1,1% lên 1.718 USD/tấn vào lúc kết thúc giao dịch, trong phiên có lúc giá đạt kỷ lục 1.718,50 USD/tấn.
“Không nghi ngờ gì nữa, các yếu tố cơ bản đang hậu thuẫn giá tăng. Nguồn cung sẽ hạn hẹp thêm nữa bởi Indonesia có thể hạn chế xuất khẩu trong tương lai, và Trung Quốc không thể tăng sản lượng. Sản lượng của Myanmar vẫn còn là mọt ẩn số”, nhà phân tích Robin Bhar thuộc Societe Generale cho biết.
Tồn trữ thiếc tại LME hiện chỉ còn 2.905 tấn, thấp nhất trong vòng 12 năm. Tồn trữ nhôm giảm 4.850 USD/tấn.
Các kim loại cơ bản khác cũng tăng giá trong phiên cuối tuần. Goldman Sachs dự báo nhu cầu của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng trong năm 2017.
Nông sản: Giá đường thô thấp nhất 1 tháng, robusta tiếp tục tăng
Giá đường thô trên sàn New York giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng do bán ra mạnh mặc dù dự báo ép mía của Brazil sẽ giảm, trong khi robusta tiếp tục tăng lên mức cao mới chưa từng có kể từ 2 năm nay. Arabica cũng cao giá nhất trong vòng 1 năm rưỡi theo xu hướng tăng giá trên thị trường robusta bởi lo ngại thời tiết ở những nước sản xuất chủ chốt là Việt Nam và Brazil.
Đậu tương giảm giá trong phiên cuối tuần từ mức cao nhất 2 tháng của phiên trước đó do hoạt động bán kiếm lời, trong khi lúa mì và ngô cũng giảm với lý do tương tự.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá đậu tương vẫn tăng 3%, mức tăng mạnh nhất trong vòng gần 2 tháng bởi nhu cầu mạnh từ phía Trung Quốc đối với đậu tương Mỹ mặc dù năng suất đậu tương Mỹ cao kỷ lục.
Mỹ đang thống trị thị trường xuất khẩu đậu tương toàn cầu từ nhiều tháng nay bởi nguồn cung từ Nam Mỹ sụt giảm.
Dầu cọ tăng giá 2,3% trong tuần qua, là tuần thứ 3 liên tiếp tăng giá do sản lượng giảm và nhu cầu tăng, nhất là từ Trung Quốc.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 22/10
|
Giá 29/10
|
Giá 29/10 so với 28/10
|
Giá 29/10 so với 28/10 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
50,85
|
50.35
|
+0.22
|
+0.43%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
51,78
|
48,70
|
-1,02
|
-2,05%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
33.000,00
|
49,71
|
-0,76
|
-1,51%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,96
|
32.090,00
|
-830,00
|
-2,52%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
153,14
|
146,91
|
-1,80
|
-1,21%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
157,40
|
154,22
|
-2,79
|
-1,78%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
465,50
|
462,25
|
-3,50
|
-0,75%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
43.320,00
|
41.780,00
|
-870,00
|
-2,04%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.267,70
|
1.276,80
|
+7,30
|
+0,58%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.217,00
|
4.277,00
|
+3,00
|
+0,07%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,53
|
17,76
|
-0,04
|
-0,23%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,00
|
60,10
|
+0,60
|
+1,01%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
934,00
|
980,60
|
+16,30
|
+1,69%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
623,92
|
620,49
|
+7,20
|
+1,17%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
208,85
|
219,35
|
+3,00
|
+1,39%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
4.635,00
|
4.843,00
|
+53,00
|
+1,11%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.625,00
|
1.719,00
|
+20,00
|
+1,18%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.261,50
|
2.396,50
|
+32,50
|
+1,37%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.925,00
|
20.650,00
|
+270,00
|
+1,32%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
352,50
|
355,00
|
-2,50
|
-0,70%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
414,50
|
408,50
|
-6,00
|
-1,45%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
218,25
|
223,75
|
-8,25
|
-3,56%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,29
|
10,16
|
-0,26
|
-2,54%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
983,00
|
1.012,00
|
-13,00
|
-1,27%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
306,50
|
317,50
|
-10,10
|
-3,08%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
35,12
|
35,41
|
+0,30
|
+0,85%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
507,40
|
523,00
|
+3,50
|
+0,67%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.642,00
|
2.648,00
|
+16,00
|
+0,61%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
156,10
|
165,50
|
+0,70
|
+0,42%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
22,71
|
22,16
|
-0,43
|
-1,90%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
198,65
|
213,15
|
+1,40
|
+0,66%
|
Bông
|
US cent/lb
|
69,07
|
70,82
|
+1,06
|
+1,52%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
320,20
|
311,10
|
-4,00
|
-1,27%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
177,40
|
182,30
|
-0,40
|
-0,22%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,55
|
1,58
|
+0,01
|
+0,76%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet