Dầu thô: Giá tăng mạnh sau thoả thuận của OPEC
Thị trường dầu mỏ thế giới vừa qua một tuần tăng giá ngoạn mục với mức tăng theo tuần cao nhất trong ít nhất 5 năm sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhất trí về thỏa thuận phân bổ hạn ngạch cắt giảm sản lượng.
Mấy ngày trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, thị trường dầu thế giới biến động rất thất thường. Trước thềm cuộc họp của OPEC, giá dầu thế giới đi lên trong phiên đầu tuần (28/11), song đến phiên 29/11 giá đột ngột đảo chiều giảm gần 4% do thị trường e ngại rằng các nhà sản xuất dầu lớn bất đồng về thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Cụ thể, có thông tin rằng Iran và Iraq có ý phản đối áp lực từ Saudi Arabia yêu cầu hai nước này cắt giảm sản lượng, khiến OPEC gặp khó khăn hơn trong việc hoàn tất thỏa thuận cắt giảm sản lượng tại cuộc họp chính thức ngày 30/11 ở Vienna (Áo). Trong khi đó, Nga cho biết có thể sẽ không tham dự cuộc đàm phán này với OPEC.
Tuy nhiên, phiên giao dịch ngày 30/11, giá dầu thế giới tăng gần 10% (lên 49,44 USD/thùng tại New York và 50,47 USD/thùng tại London) sau khi OPEC đạt được thỏa thuận đầu tiên kể từ năm 2008 về cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Tính chung cả tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York tăng 12%, kết thúc tuần ở 51,68 USD/thùng (tăng 62 US cent so với phiên giao dịch trước đó); dầu Brent tăng 15% lên 54,46 USD/thùng (tăng 52 US cent so với phiên trước).
Sau nhiều lần đàm phán thất bại, các thành viên OPEC đã đạt được sự đồng thuận trong phiên họp ngày 30/11 với kết quả tích cực đối với thị trường khi các nước đều nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ lần đầu tiên trong tám năm qua.
Theo thỏa thuận mới đạt được, Saudi Arabia sẽ cắt giảm 0,5 triệu thùng/ngày xuống 10,06 triệu thùng/ngày. Iran sẽ "đóng băng" sản lượng gần mức hiện tại là 3,797 triệu thùng/ngày. Các thành viên OPEC khác cũng sẽ cắt giảm sản lượng theo các mức quy định. (
Bảng kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC).
Để ủng hộ thỏa thuận của OPEC, Nga tuyên bố sẵn sàng giảm sản lượng 300.000 thùng/ngày. Chuyên gia Amrita Sen từ Energy Aspects nhận định động thái của OPEC sẽ đẩy nhanh quá trình tái cân bằng trên thị trường dầu mỏ và làm giảm bớt tình trạng dư cung kéo dài trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Sau thỏa thuận mang tính lịch sử của OPEC, thị trường đang hướng sự chú ý vào việc thực thi thỏa thuận và tác động đối với nguồn cung dầu mỏ, đặc biệt là khi Nga cũng sẽ tham gia cắt giảm sản lượng.
Tuy nhiên, các thống kê cho thấy sản lượng khai thác “vàng đen” của Nga vẫn tăng trong tháng 11/2016. Các nhà phân tích dự báo tình trạng dư thừa nguồn cung có thể vẫn sẽ tiếp tục trong năm tới.
Theo Societe Generale, thỏa thuận của OPEC là một nhân tố có tác động lớn đến tình hình nguồn cung trên thị trường dầu mỏ. Song, lượng hàng tồn trong các kho dầu trên toàn cầu vẫn đang ở mức rất cao. Do đó, vẫn cần tới hơn một năm để lượng hàng tồn kho trở về mức bình thường.
Khí hoá lỏng (LNG): Giá cao nhất kể từ đầu năm sau thoả thuận của OPEC
Giá LNG giao ngay tại châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong năm vào tuần vừa qua sau khi OPEC thông báo giảm sản lượng dầu thô và sự ủng hộ của Nga trong bối cảnh nguồn cung khí gas khu vực đang bị thắt chặt.
Giá LNG giao ngay tại châu Á đã tăng 30% so với tuần trước lên khoảng 7,40 USD/mmBtu.
Kim loại quý: Giá vàng có lúc thấp nhất 10 tháng bởi triển vọng Fed nâng lãi suất
Tuần qua, sự tăng giá của đồng USD và triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm nâng lãi suất vẫn tiếp tục gây áp lực giảm giá vàng thế giới.
Mặc dù trong phiên cuối tuần giá vàng tăng nhẹ 0,7% lên 1.177,80 USD/ounce nhưng tính chung cả tuần kim loại này vẫn giảm nhẹ do xu hướng lên giá của đồng USD bởi việc ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đồng nghĩa Fed sẽ nâng lãi suất trong thời gian sớm nhất.
Phiên 30/12 giá vàng đã chạm mức thấp nhất 10 tháng bởi số liệu lạc quan của kinh tế Mỹ tiếp tục củng cố khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 12 này.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cho biết việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc hạn chế nhập khẩu vàng đã làm dấy lên những lo ngại về nguồn cung trên thị trường tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới này, và việc Ấn Độ ngừng lưu hành tiền 500 rupee và 1000 rupee có thể làm giảm mạnh tiêu thụ vàng tại quốc gia này.
Các chuyên gia nhận định triển vọng Fed nâng lãi suất trong tháng 12/2016 sẽ tạo đà đi lên cho đồng USD và khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những nhà giao dịch nắm giữ các đồng tiền khác.
Nhà phân tích Jens Pederson, thuộc Danske Bank, cho rằng thị trường vàng đang chật vật với xu hướng tăng giá của đồng USD và tâm lý lạc quan của giới đầu tư về triển vọng tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà quan sát dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn, sau khi ông Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2017.
Trong tháng 11/2016, giá vàng đã giảm hơn 8%, do xu hướng lên giá của đồng USD và lợi suất trái phiếu, sau khi ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Nhà phân tích Daniel Smith, thuộc Oxford Economics dự báo đồng USD sẽ tiếp tục tăng giá vào năm tới và có nhiều lý do để giá vàng sẽ phải chật vật tìm đà đi lên.
Chiến lược gia Joni Teves, thuộc UBS Global Research, cho rằng trong ngắn hạn, giá vàng sẽ vẫn dễ “tổn thương”, khi cuộc họp của Fed đang tới gần. Thị trường đang gia tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất lần thứ hai trong một thập kỷ tại cuộc họp vào ngày 13-14/12 tới.
Kim loại cơ bản: giá kẽm và chì giảm trước cuộc bầu cử ở Italia và Australia
Giá kẽm và chì đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tuần trong phiên giao dịch cuối tuần do các nhà đầu tư chuẩn bị tình thần trước khả năng cuộc trưng cầu dân ý ở Italia và cuộc bầu cử ở Australia sẽ cho những kết quả gây sốc.
Nông sản: Giá đường thấp nhất 4 tháng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá cacao trên sàn New York giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2013, còn tại London thấp nhất 1,5 năm do các quỹ tăng cường bán tháo trước dự báo dư cung.
Giá đường thô giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng sau khi xuyên thúc mức trung bình 200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 2 bởi các quỹ đầu tư tập trung vào triển vọng sản lượng đường toàn cầu sẽ hồi phục trong niên vụ 2017/18.
Giá cà phê phiên cuối tuần tăng từ mức thấp nhất nhiều tháng, arabica kỳ hạn giao tháng 3 giá tăng 0,6 US cent hay 0,4% lên 1,4550 USD/lb, trong khi robusta giao tháng 3 tại London tăng 11 USD hay 0,55% lên 1.994 USD/tấn.
Lúa mì giảm giá 3,6% trong tuần qua do lượng cung gia tăng trên toàn cầu. Trái lại, dầu cọ lên mức cao nhất 4 năm trong phiên giao dịch cuối tuần và chỉ giảm nhẹ vào lúc đóng cửa theo xu hướng giá dầu đậu tương.
Dầu đậu tương tại Malaysia trong phiên cuối tuần có lúc lên mức 3.106 ringgit/tấn, cao nhất kể từ 27/8/2012.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 26/11
|
Giá 3/12
|
Giá 3/12 so với 2/12
|
Giá 3/12 so với 2/12 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
46,06
|
51,68
|
+0,62
|
+1,21%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
47,24
|
54,46
|
+0,52
|
+0,96%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
32.920,00
|
37.330,00
|
+560,00
|
+1,52%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,07
|
3,46
|
+0,02
|
+0,55%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
1.181,00
|
155,91
|
+1,21
|
+0,78%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
4.278,00
|
165,81
|
+1,02
|
+0,62%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
1.183,56
|
478,25
|
+1,25
|
+0,26%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
1.117,12
|
46.480,00
|
+640,00
|
+1,40%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.181,00
|
1.177,80
|
+8,40
|
+0,72%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.278,00
|
4.273,00
|
-5,00
|
-0,12%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,55
|
16,80
|
-0,03
|
-0,19%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
59,50
|
60,60
|
+0,10
|
+0,17%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
908,25
|
929,24
|
+12,89
|
+1,41%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
744,60
|
744,13
|
-7,00
|
-0,93%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
268,15
|
262,50
|
-1,80
|
-0,68%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.879,00
|
5.760,00
|
-31,00
|
-0,54%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.757,00
|
1.714,50
|
-7,50
|
-0,44%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.819,00
|
2.668,00
|
-60,00
|
-2,20%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
20.925,00
|
21.025,00
|
-30,00
|
-0,14%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
347.25
|
+4,75
|
+1,39%
|
347,25
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
404.25
|
+8,75
|
+2,21%
|
404,25
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
214.50
|
-0,75
|
-0,35%
|
214,50
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
9.63
|
-0,09
|
-0,98%
|
9,63
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1,027.50
|
-2,25
|
-0,22%
|
1.027,50
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
312.50
|
-0,20
|
-0,06%
|
312,50
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
37.72
|
-0,13
|
-0,34%
|
37,72
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
529.30
|
+1,60
|
+0,30%
|
529,30
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.415,00
|
2.395,00
|
-11,00
|
-0,46%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
155,40
|
145,80
|
+0,90
|
+0,62%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
19,84
|
19,12
|
-0,24
|
-1,24%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
216,45
|
220,65
|
-1,30
|
-0,59%
|
Bông
|
US cent/lb
|
71,25
|
71,04
|
+0,14
|
+0,20%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
334,40
|
337,20
|
+6,10
|
+1,84%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
231,90
|
232,90
|
+3,20
|
+1,39%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,55
|
1,57
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet