Indonesia đã cấm xuất khẩu quặng trong đầu năm 2014 để khuyến khích các chủ mỏ xây dựng nhà máy luyện tạo việc làm và chuyển xuất khẩu từ nguyên liệu thô thành kim loại với giá trị vao hơn. Xuất khẩu quặng nickel của Indonesia đã tăng mạnh trước lệnh cấm được thi hành, đạt tới khoảng 60 triệu tấn trong năm 2013.
Nhưng do lệnh cấm này ở Indonesia – một nước xuất khẩu quặng nickel hàng đầu thế giới và là một nhà cung cấp lớn bauxite nhôm – đã gây thiệt hại hàng tỷ đô la doanh thu.
Teguh Pamudji tổng thư ký tại Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản cho biết để xây dựng các nhà máy luyện, những quy định hiện nay cần thay đổi một lần nữa, trong bối cảnh bàn luận chuyển đổi chính sách khai thác tiếp diễn.
Theo đề xuất thay đổi, người có giấy phép khai thác nickel và bauxite đã cam kết xây dựng các nhà máy luyện sẽ được cho phép xuất khẩu quặng.
Chính phủ cũng đã đề xuất cho phép các chủ khai thác đồng, kẽm, chì, mangan và quặng tiếp tục xuất khẩu quặng cho đến năm 2022, để có thời gian xây dựng nhà máy luyện.
Sự thay đổi đề xuất này sẽ cung cấp một một con đường xung quanh thời hạn 2017 để xử lý quặng toàn bộ trong nước, nơi chỉ 7 trong số 27 dự án nhà máy luyện gần như được hoàn thành.
Xuất khẩu kim loại đất hiếm chưa xử lý cũng được xem xét.
Sự thay đổi đề xuất có thể là một bước đột phá cho các công ty khai thác như Freeport-McMoRan Inc.
Nhưng nhiều trong số các nhà máy luyện xây mới cho biết sự thay đổi quy định sẽ gây thiệt hại hơn là có lợi cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này, có thể làm xói mòn giá kim loại.
Jonatan Handojo giám đốc điều hành của hiệp đội nhà máy luyện chính của Indonesia cho biết giá nickel sẽ sụp đổ nếu đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm được thực hiện.
Handojo cho biết “giá nickel giảm ngay khi chính phủ cho biết họ đang xem xét cho phép xuất khẩu và giá có thể giảm dưới 9.000 USD/tấn nếu lệnh cấm này được dỡ bỏ.
Giá nickel London đã giảm từ mức cao 7 tuần đạt được trong tuần trước và hiện nay ở quanh mức 10.250 USD/tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet