Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm trong phiên vừa qua sau khi các nhà sản xuất dầu thô chủ chốt quyết định nới lỏng các mức cắt giảm sản lượng từ tháng 8/2020.
Kết thúc phiên, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 8/2020 giảm 45 US cent, xuống 40,75 USD/thùng, trong khi dầu Brent giao tháng 9/2020 giảm 42 US cent, xuống 43,37 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh bao gồm cả Nga (OPEC+), ngày 15/7 đã nhất trí nới lỏng mức cắt giảm sản lượng từ tháng 8/2020, khi nền kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi sau đại dịch COVID-19. OPEC+ hiện đang cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày kể từ tháng Năm, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu, nhưng mức cắt giảm này sẽ chính thức giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 12/2020.
Theo đánh giá của nhà phân tích năng lượng Eugen Weinberg thuộc hãng nghiên cứu Commerzbank Research, động thái mới nhất của OPEC+ phù hợp với dự báo của thị trường, và những nước từng bơm dầu nhiều hơn so với mức mục tiêu sản lượng được thống nhất trước đó sẽ phải cắt giảm bù.
Chuyên gia Paul Sheldon của S&P Global Platts Analytics, cho rằng mức cắt giảm sản lượng thực tế của OPEC + sẽ tăng thêm khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng Tám do một số nước sản xuất sẽ phải thực hiện cơ chế cắt giảm bù.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao ngay giảm xuống dưới ngưỡng 1.800 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ, qua đó thúc đẩy một số nhà đầu tư bán ra chốt lời.
Giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.796 USD/ounce; giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,7% xuống 1.800,30 USD/ounce.
Nhà phân tích Jim Wyckoff thuộc Kitco Metals nhận định căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ cùng với số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số nền kinh tế lớn tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng. Giá vàng giao ngay từng chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 là 1.817,71 USD/ounce trong tuần trước và kim loại quý này đã tăng 18% từ đầu năm đến nay.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết ngân hàng này sẽ vẫn sử dụng toàn bộ gói kích thích "khủng" hiện nay ngay cả khi nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cho thấy một số dấu hiệu phục hồi từ sự sụt giảm do đại dịch COVID-19 gây ra.
Một yếu tố khác cũng tác động đến giá vàng là đồng USD tăng 0,3% giá trị, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ đồng tiền khác.
Nhà phân tích Jim Wyckoff thuộc Kitco Metals nhận định căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ cùng với số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số nền kinh tế lớn tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng.
Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh tại Mỹ đã buộc nhiều bang ở nước này, trong đó có California, áp đặt trở lại các biện pháp phong tỏa nhằm khống chế dịch bệnh, qua đó làm dấy lên lo ngại rằng nhiều hoạt động kinh doanh sẽ bị thiệt hại.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 0,4% xuống 1.988,92 USD/ounce, trong khi giá bạch kim mất 1,2% xuống 822,42 USD/ounce, còn giá bạc giảm 1,2% xuống 19,15 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng trở lại trong phiên vừa qua sau khi số liệu cho thấy sản xuất của các nhà máy Trung Quốc tăng, mặc dù các số liệu về kinh tế của nước này cho thấy tình hình trong ngắn hạn sẽ còn nhiều bất ổn.
Kết thúc phiên, trên sàn London (LME), giá đồng tăng 0,8% lên 6.435 USD/tấn, gần sát mức cao nhất 2 năm của ngày 13/7 (6.633 USD/tấn).
Mặc dù giá tăng, song nhà phân tích độc lập Robin Bhar cho rằng nhu cầu đồng mạnh đến từ các nhà đầu
Trung Quốc công bố GDP quý II/2020 đạt 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng công nghiệp tăng.
Mỹ tuyên bố sẽ không loại trừ các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với các quan chức hàng đầu Trung Quốc về việc liên quan đến Hongkong, đồng thời cũng cho biết đang nghiên cứu mức độ rủi ro về an ninh quốc gia đến từ các ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc như TikTok và WeChat. Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả những đối xử như vậy của Washington.
Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy các nhà phân tích dự báo giá đồng trung bình trong quý IV/2020 sẽ trung bình 6.173 USD/tấn. Nguồn cung khan hiếm sẽ kéo dài xu hướng tăng của giá đồng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều yếu tố nguy cơ làm giảm giá.
Giá sắt thép trên thị trường Trung Quốc giảm trong phiên vừa qua do dự báo thời tiết sẽ khiến nhu cầu yếu đi, nhưng đà giảm được hạn chế bởi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tăng trưởng trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên giảm 0,8% xuống 827 CNY (118,18 USD)/tấn. Sau những trận mưa, nhiệt độ sẽ tăng lên và điều đó có thể sẽ hạn chế nhu cầu thép, kéo theo nhu cầu sắt giảm.
Giá thép cây trong phiên vừa qua (kỳ hạn tháng 10) giảm 1% xuống 3,703 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 0,8% xuống 3.735 CNY/tấn.
Các nhà máy thép Trung Quốc vẫn ưa chuộng quặng sắt nhập khẩu chất lượng cao vì đối với nhiều nhà máy thì giá những loại quặng đó vẫn tương đối phù hợp để họ mua, sau đó dùng pha trộn với quặng chất lượng thấp hơn.
Trên thị trường nông sản, giá đường kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,03 US cent (0,3%) xuống 11,79 US cents/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 2,30 (0,7%) xuống 348,50 USD/tấn.
Giá cacao giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 2 năm do số liệu cho thấy nhu cầu từ Châu Âu trong quý II giảm mạnh và dự báo nguồn cung vụ mới sẽ hồi phục.
Cacao kỳ hạn tháng 9 trên sàn London phiên vừa qua có lúc giảm xuống chỉ còn 1.525 GBP/tấn – thấp nhất kể từ tháng 10/2018. Tuy nhiên, kết thúc phiên, giá hồi phục và tăng 0,5% lên 1.541 GBP/tấn.
Xay nghiền cacao ở Châu Âu trong quý 2 đã giảm 8,9% so với cùng quý năm trước, chỉ đạt 314.108 tấn – mức thấp nhất 5 năm. Số liệu về xay nghiền cacao của Mỹ và Châu Á sẽ được công bố trong ngày 17/7.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 1,15 US cent (1,2%) lên 98,35 US cent/lb, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn tăng 17 USD, tương đương 1,4%, lên 1.243 USD/tấn.
Xu hướng tăng khó bền vững vì nhu cầu trên thị trường đang có dấu hiệu yếu đi, tồn trữ cà phê xanh ở Mỹ tăng 3 tháng liên tiếp và tháng 6 lần đầu tiên vượt 7 triệu bao kể từ tháng 10/2019 (1 bao = 60 kg)
Tại Châu Á, giá cà phê Việt Nam ổn định so với tuần trước do nhu cầu yếu, trong khi mức cộng giá cà phê Indonesia giảm vì nguồn cung tăng.
Tại Tây Nguyên, cà phê nhân xô được bán giá 32.000 đồng (1,38 USD)/kg, không thay đổi so với cách đây một tuần.
Nguồn cung cà phê ở Việt Nam lúc này không còn nhiều nhưng giá khó tăng vì khách hàng đang tập trung vào mua cà phê Brazil –nước đang trong vụ thu hoạch.
Cà phê robusta loại 2 của Việt Nam (5% đen, vỡ) giá cộng 200 – 220 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 của sàn London, giảm so với + 240 USD/tấn cách đây một tuần.
Mức cộng cà phê Indonesia cũng giảm từ 300 – 325 USD/tấn tuần trước xuống 250 – 280 USD/tấn trong tuần này.
Giá hàng hóa thế giới sáng 17/7/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
40,79
|
+0,04
|
+0,10%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
43,37
|
-0,42
|
-0,96%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
28.920,00
|
+60,00
|
+0,21%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,72
|
+0,00
|
+0,06%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
123,55
|
+0,16
|
+0,13%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
123,00
|
+0,21
|
+0,17%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
369,00
|
-2,00
|
-0,54%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
43.860,00
|
-20,00
|
-0,05%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.797,30
|
-3,00
|
-0,17%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.207,00
|
-16,00
|
-0,26%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
19,52
|
-0,06
|
-0,30%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
66,20
|
0,00
|
0,00%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
827,51
|
+2,35
|
+0,28%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.992,94
|
+2,07
|
+0,10%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
289,45
|
-0,70
|
-0,24%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.436,50
|
+50,50
|
+0,79%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.670,50
|
-13,00
|
-0,77%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.225,50
|
+25,00
|
+1,14%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
17.370,00
|
+90,00
|
+0,52%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
330,25
|
+4,00
|
+1,23%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
535,25
|
-15,50
|
-2,81%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
273,50
|
+4,50
|
+1,67%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,79
|
-0,20
|
-1,67%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
891,00
|
+8,25
|
+0,93%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
294,80
|
+1,40
|
+0,48%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
29,84
|
+0,47
|
+1,60%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
479,40
|
+1,40
|
+0,29%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.161,00
|
+26,00
|
+1,22%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
98,35
|
+1,15
|
+1,18%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,79
|
-0,03
|
-0,25%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
122,20
|
-2,60
|
-2,08%
|
Bông
|
US cent/lb
|
62,54
|
+0,41
|
+0,66%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
524,20
|
+19,00
|
+3,76%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
155,10
|
-0,50
|
-0,32%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,21
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg