Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do thông tin OPEC+ sẽ tiếp tục kế hoạch nâng dần sản lượng kể từ ngày 1/5 trên cơ sở đánh giá cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ không có ảnh hưởng lâu dài đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7/2021 tăng 1,03 USD lên 62,94 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2021 tăng 77 US cent lên 66,42 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh đã hủy bỏ bỏ kế hoạch tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 28/4. Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết hội đồng này đã quyết định duy trì chính sách đã được chấp thuận tại cuộc họp của OPEC+ ngày 1/4.
Một cuộc họp kỹ thuật trong ngày 26/4 đã bày tỏ lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 gia tăng nhưng vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu mỏ không thay đổi. Do đó, OPEC+ quyết định không thay đổi kế hoạch tăng dần sản lượng dầu thô bởi nhận định nhu cầu sẽ phục hồi mạnh trong năm nay nhờ các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tiền tệ chưa từng có, cho rằng đà phục hồi sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm.
Việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục của OPEC+ trong năm ngoái đã giúp thúc đẩy giá phục hồi từ mức thấp trong lịch sử. Hầu hết việc hạn chế này vẫn được giữ nguyên, ngay cả sau khi có kế hoạch tăng nhẹ sản lượng từ tháng 5.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.778,01 USD/ounce trong bối cảnh nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed; vàng kỳ hạn cũng giảm 0,1% xuống 1.778,8 USD/ounce.
Jeffrey Sica, nhà sáng lập Circle Squared Alternative Investments, cho biết các nhà đầu tư vàng sẽ theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào từ Fed để xem ngân hàng này có nhìn nhận lạm phát được duy trì trong dài hạn hay không. Nếu điều đó được khẳng định và dự báo lạm phát sẽ tăng cao hơn có thể giúp vàng vượt mốc 1.800 USD/ounce.
Vàng vốn được coi là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ lạm phát tăng cao - có khả năng xảy ra sau các biện pháp kích thích lớn, trong khi lợi tức trái phiếu chính phủ tăng làm giảm sức hấp dẫn của những tài sản không sinh lợi như vàng trong năm nay.
Các nhà phân tích đã hạ dự báo giá vàng, với nhiều người tin rằng việc quay trở lại mức cao kỷ lục của năm ngoái là khó có thể xảy ra khi nền kinh tế phục hồi. Cuộc họp chính sách của Fed, kết thúc vào ngày 28/4, dự kiến sẽ không có bất kỳ sự thay đổi chính sách lớn nào, tuy vậy giới đầu tư hiện hướng sự chú ý đến phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell về triển vọng kinh tế Mỹ. Việc thừa nhận lạm phát và dự đoán lạm phát cao hơn có thể giúp vàng vượt 1.800 USD/ounce. Vàng được coi là rào cản chống lại lạm phát có thể xảy ra sau khi các biện pháp kích thích rộng rãi, lợi suất Kho bạc tăng cao đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng trong năm nay.
Trong khi đó, giá palađi đã chạm mức cao kỷ lục trong phiên ngày 27/4 do lo ngại về vấn đề nguồn cung.
Kết thúc phiên giao dịch vừa qua, giá palađi đóng cửa tăng 0,9% lên 2.952,01 USD/ounce, trong phiên có lúc giá đạt mức kỷ lục 2.962,5 USD/ounce. Tính từ đầu năm đến nay, giá đã tăng 20% trong năm nay.
Một cuộc thăm dò của Reuters đã đưa ra dự báo giá palađi cao hơn sau khi lũ lụt tại nhà cung cấp lớn nhất, Nornickel của Nga, khiến tình trạng thiếu hụt trở nên tồi tệ hơn. Chiến lược gia hàng hóa Daniel Ghali của TD Securities dự báo giá palađi có thể tăng lên mốc 3.000 USD/ounce vào tháng tới.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng hướng tới mức cao kỷ lục trên 10.000 USD/tấn được thấy trong một thập kỷ trước, do lo lắng về gián đoạn nguồn cung ở Chile bởi các cuộc đình công và nhu cầu mạnh đã tăng cường dự đoán về tình trạng thiếu hụt trong năm nay.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME tăng 1% lên 9.852 USD/tấn, tăng 27% trong năm nay. Giá kim loại này trước đó đã chạm 9.965 USD/tấn, gần mức cao trong lịch sử tại 10.190 USD đã đạt được trong tháng 2/2011.
Nhà phân tích thị trường Edward Meir thuộc ED&F Man Capital Markets cho biết lý do khác khiến giá đồng mạnh có thể là cuộc bầu cử tại Peru, nhà sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới, nơi người có triển vọng làm tổng thống đã đề xuất quốc hữu hóa hoạt động khai thác.
Tồn kho đồng tại LME ở mức 154.600 tấn giảm khoảng 10% so với vài tuần qua.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng do nhu cầu mạnh và giá thép đang tăng, trong khi số liệu cho thấy tăng trưởng lợi nhuận của các hãng công nghiệp Trung Quốc mạnh mẽ đã bổ sung đà tăng cho nguyên liệu thô sản xuất thép này.
Quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa phiên tăng 1,9% lên 1.158,5 CNY (178,64 USD)/tấn, đưa mức tăng từ đầu năm tới nay đạt 33,5%.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 tại Singapore tăng 1,4% lên 190,1 USD/tấn, trong phiên có lúc giá đã chạm 192,25 USD/tấn; thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,5%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,8%.
Giá thép Trung Quốc kéo dài đà tăng, với thép thanh trong xây dựng tăng phiên thứ 6 liên tiếp, phản ánh xu hướng trên thị trường giao ngay.
Tiếp sau việc hạn chế tại thành phố sản xuất thép hàng đầu Đường Sơn, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc dự kiến sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát sản xuất trong lĩnh vực luyện cốc và thép cho tới ngày 30/6.
Tâm lý cũng được hỗ trợ sau khi số liệu chỉ ra lợi nhuận tại các công ty công nghiệp ở Trung Quốc, nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thép hàng đầu thế giới, đã tăng vọt 92,3% trong tháng 3 so với mức thấp một năm trước.
Trước kỳ nghỉ lễ Lao động kéo dài 5 ngày ở Trung Quốc bắt đầu từ 1/5, giá quặng sắt giao ngay đã tăng vọt lên mức cao nhất một thập kỷ, với loại 62% Fe giao dịch ở mức 190,5 USD/tấn trong ngày 26/4.
Trung Quốc có vẻ quyết tâm giải quyết vấn đề dư thừa công suất đang tồn tại trong lĩnh vực thép của họ trong nhiều năm, bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm soát môi trường chặt chẽ có thể sẽ buộc các nhà máy kém hiệu quả và gây ô nhiễm cao phải đóng cửa nhà máy.
Trên thị trường nông sản, giá ngô, lúa mì và đậu tương Mỹ giảm sau khi tăng lên mức cao mới trong 8 năm, được hỗ trợ bởi lo lắng về nguồn cung ngô khi thời tiết bất lợi dấy lên những nghi ngờ về triển vọng sản lượng tại nhà xuất khẩu hàng đầu Brazil và Mỹ.
Hợp đồng ngô được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 3 US cent xuống 6,54-1/2 USD/bushel sau khi đạt 6,84 USD, cao nhất kể từ tháng 3/2013.
Đậu tương giảm 19-3/4 US cent xuống 15,19-1/2 USD/bushel, sau khi đạt cao nhất kể từ tháng 10/2012 tại 15,74-3/4. Lúa mì giảm 6-3/4 US cent xuống 7,32-3/4 USD/bushel, sau khi trước đó đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2013 tại 7,69-1/2 USD/bushel.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 2,55 US cent hay 1,8% lên 1,459 USD/lb, cao nhất kể từ tháng 8/2017; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 21 USD hay 1,5% lên 1.461 USD/tấn.
Các đại lý cho biết việc phá vỡ mức kháng cự gần đây, gồm mức đỉnh của hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại 1,422 USD thiết lập hồi tháng 2, đã hỗ trợ việc mua vào.
Ngân hàng Commerzbank lưu ý trong một bản cập nhật hàng ngày, sản lượng tại nhà sản xuất hàng đầu Brazil, nơi vụ thu hoạch đã bắt đầu, được dự kiến giảm 30% so với năm ngoái.
Nhu cầu cũng bắt đầu hồi sinh khi việc tiêm chủng nhanh chóng tại Mỹ và Trung Quốc khiến khách hàng thoải mái hơn khi trở lại quán cà phê.
Comexim cho biết giá tăng gần đây đã khiến nông dân Brazil bán kho dự trữ còn lại khi vụ thu hoạch mới bắt đầu.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 0,77 US cent hay 4,5% lên 17,94 USD/lb, cao nhất kể từ ngày 25/2. Hợp đồng này hết hạn trong ngày 30/4; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 14,9 USD hay 3,2% lên 480,4 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thời tiết khô hạn hơn bình thường đã bổ sung lo ngại về sự phát triển mùa vụ ở Brazil. Các yếu tố vĩ mô cũng hỗ trợ việc mua vào.
Sản lượng đường của Brazil từ đầu tháng 4 thấp hơn 35% so với cùng kỳ năm trước khi ít nhà máy đường hơn bắt đầu sản xuất và hàm lượng đường ít hơn vụ trước.
Giá cao su Nhật Bản tăng sau khi Ngân hàng Nhật Bản chỉ ra họ sẽ duy trì kích thích kinh tế khổng lồ cho nền kinh tế vẫn đang phải vật lộn để phục hồi từ đại dịch.
Hợp đồng cao su giao tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,9 JPY hay 0,8% lên 238,8 JPY/kg; cao su giao tháng 9 tại Thượng Hải giảm 1,2% xuống 13.810 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 28/4/2021
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
62,77
|
-0,17
|
-0,27%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
66,23
|
-0,19
|
-0,29%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
42.150,00
|
+290,00
|
+0,69%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,88
|
+0,00
|
+0,10%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
201,73
|
-0,31
|
-0,15%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
190,26
|
-0,31
|
-0,16%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
528,25
|
+2,75
|
+0,52%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
56.910,00
|
+170,00
|
+0,30%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
26,11
|
-0,34
|
-1,29%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
92,60
|
+0,70
|
+0,76%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
26,11
|
-0,34
|
-1,29%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
92,60
|
+0,70
|
+0,76%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.224,59
|
-6,26
|
-0,51%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.932,40
|
-12,62
|
-0,43%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
442,85
|
-5,70
|
-1,27%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
9.855,50
|
+104,50
|
+1,07%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.396,00
|
-7,50
|
-0,31%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.925,50
|
+10,50
|
+0,36%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
27.150,00
|
+100,00
|
+0,37%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
639,25
|
-15,25
|
-2,33%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
717,25
|
-15,50
|
-2,12%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
404,00
|
-8,00
|
-1,94%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,45
|
+0,01
|
+0,07%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.506,25
|
-13,25
|
-0,87%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
425,30
|
-1,50
|
-0,35%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
59,33
|
-1,55
|
-2,55%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
677,10
|
-16,80
|
-2,42%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.478,00
|
-9,00
|
-0,36%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
145,90
|
+2,55
|
+1,78%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
17,75
|
+0,66
|
+3,86%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
114,90
|
-0,20
|
-0,17%
|
Bông
|
US cent/lb
|
90,19
|
-1,23
|
-1,35%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
1.281,00
|
-5,60
|
-0,44%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
165,40
|
-0,60
|
-0,36%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,33
|
+0,13
|
+5,96%
|
Nguồn:VITIC/Reuters, Bloomberg