menu search
Đóng menu
Đóng

TT hàng hoá quốc tế tuần tới 24/7/2020: Giá vàng vượt 1.900 USD/ounce

15:47 27/07/2020

Tuần qua, giá vàng liên tiếp tăng mạnh do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang làm gia tăng mối lo ngại về nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng từ đại dịch virus corona.
 
Năng lượng: Giá dầu tăng nhẹ trong tuần
Phiên giao dịch cuối tuần (24/7), giá dầu đi ngang giữa bối cảnh căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung gây tác động lên giá nhưng đồng USD yếu đi hỗ trợ tích cực lên các mặt hàng tính bằng USD.
Chốt phiên giao dịch ngày 24/7, dầu thô Brent tăng 3 US cent lên 43,34 USD/thùng và dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 22 US cent lên 41,29 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 0,5% và dầu thô Mỹ tăng 1,7%.
Các thương gia đang giữ thái độ chờ đợi và quan sát xem diễn biến thị trường sẽ ra sao, giữa lúc môi trường bất ổn về kinh tế-xã hội trên toàn cầu có xu hướng gia tăng.
Trung Quốc vừa ra lệnh đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô. Đây là động thái đáp trả Mỹ sau khi Mỹ buộc Trung Quốc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán tại Houston hồi đầu tuần qua.
Trong khi đó, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 22 tháng so với rổ các đồng tiền chủ chốt. Đồng USD yếu thường thúc đẩy hoạt động mua vào các mặt hàng vốn được định giá bằng đồng tiền này như dầu mỏ.
Triển vọng kinh tế Mỹ đã trở nền u ám hơn trong tháng qua, khi một số bang của nước này đã áp đặt trở lại các lệnh phong tỏa do số ca nhiễm mới tăng mạnh. Trong khi đó, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng đạt 1,416 triệu người trong tuần trước, cao hơn dự kiến lần đầu tiên trong gần bốn tháng qua, cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bế tắc trước cuộc khủng hoảng COVID-19.
Tại Trung Quốc, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng nhập dầu ở bờ biển phía Đông nước này đang làm tăng thêm chi phí cho các chủ hàng và nhà nhập khẩu, ngay cả khi nhu cầu nhiên liệu chững lại.
Barclays Commodities Research cho biết, giá dầu có thể chứng kiến sự điều chỉnh trong ngắn hạn nếu sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu tiếp tục trì trệ, đặc biệt là tại Mỹ. Tuy nhiên, ngân hàng này hạ dự báo mức dư thừa dầu mỏ năm 2020 xuống mức trung bình 2,5 triệu thùng mỗi ngày, từ mức dự báo trước đó là 3,5 triệu thùng/ngày, do kinh tế thế giới đã xuất hiện một số dấu hiệu lạc quan: Kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng 2,2% trong năm nay; hoạt động kinh doanh khu vực Euro zone trong tháng 7/2020 tăng – lần đầu tiên kể từ đại dịch virus corona bùng phát, trong đó sản xuất của Đức duy trì vững; hoạt động kinh doanh tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 6 tháng trong tháng 7/2020.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và sắt thép giảm
Phiên giao dịch cuối tuần, giá đồng có tuần giảm đầu tiên kể từ giữa tháng 5/2020, song dự báo nhu cầu hồi phục và tồn trữ ở mức thấp đã hạn chế đà suy giảm. Trên sàn London, hợp đồng đồng giao sau 3 tháng giảm 2% xuống 6.413 USD/tấn, song vẫn gần mức cao nhất 2 năm (6.633 USD/tấn) trong ngày 13/7/2020. Tính chung cả tuần, giá đồng giảm 0,5%. Tồn trữ đồng tại Thượng Hải giảm 963 tấn xuống 157.684 tấn trong tuần.
Cũng trong phiên này, giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm mạnh 3,6%, giảm phiên thứ 2 liên tiếp do nhu cầu sản phẩm thép trong tuần này giảm.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,1% xuống 828 CNY (117,93 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá quặng sắt tăng 0,2%. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 0,5 USD xuống 113 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết. Trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 1,1% xuống 3.747 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 1,1% xuống 3.767 CNY/tấn. Trong khi đó, giá thép không gỉ tăng 2,1% lên 13.690 CNY/tấn.
Nhu cầu sản phẩm thép của Trung Quốc trong tuần này giảm 1,3% so với tuần trước đó, Reuters tính toán dựa vào số liệu sản lượng và tồn trữ thép của công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Tổng tồn trữ 5 sản phẩm thép chủ yếu trong tuần tính đến ngày 22/7/2020 đạt 22 triệu tấn, tăng 1,7% so với tuần trước đó – tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Tồn trữ thép cây trong 5 tuần qua tăng 13% do nhu cầu giảm bởi hoạt động xây dựng chậm lại vì lũ lụt và nắng nóng.
Nông sản: Giá đường giảm, cà phê tăng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn New York giảm 0,28 US cent tương đương 2,4% xuống 11,49 US cent/lb, sau khi tăng 1,6% trong phiên trước đó. Nguyên nhân do sản lượng của Brazil trong tháng 7/2020 tăng 55%. Cùng phiên, hợp đồng đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 6,7 USD tương đương 1,9% xuống 350,3 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn New York tăng 0,9 US cent tương đương 0,8% lên 1,084 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 8 USD tương đương 0,6% lên 1.358 USD/tấn.
Giá ngũ cốc trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) diễn biến trái chiều trong phiên cuối tuần, theo đó giá ngô và giá đậu tương giảm, trong khi giá lúa mỳ tăng.
Kết thúc phiên này, giá ngô giao tháng 12/2020 giảm 0,5 US cent, tương đương 0,15%, xuống 3,35 USD/bushel; lúa mỳ giao tháng 9/2020 tăng 10 US cent (1,89%) lên 5,395 USD/bushel; đậu tương giao tháng 11/2020 giảm 0,75 US cent (0,08%) xuống còn 8,99 USD/bushel.
Công ty tư vấn AgResource, có trụ sở tại Chicago (Mỹ) cho biết, giá lúa mỳ tăng do tình trạng thời tiết không thuận lợi tiếp tục diễn ra ở một số khu vực trồng lúa mỳ của Nga. Còn giá ngô giảm trước triển vọng sản lượng ngô toàn cầu có thể cao kỷ lục nhờ thời tiết thuận lợi và lượng ngô trữ kho dồi dào của Mỹ.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 17/7

Giá 24/7

Giá 24/7 so với 23/7

Giá 24/7 so với 23/7 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,59

41,34

+0,27

+0,66%

Dầu Brent

USD/thùng

43,14

43,34

+0,03

+0,07%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.660,00

29.540,00

+430,00

+1,48%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,72

1,81

+0,02

+1,29%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

122,45

128,80

+2,94

+2,34%

Dầu đốt

US cent/gallon

121,91

125,55

+0,14

+0,11%

Dầu khí

USD/tấn

367,50

374,75

-3,00

-0,79%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

43.640,00

44.700,00

+450,00

+1,02%

Vàng New York

USD/ounce

1.810,00

1.925,20

+7,80

+0,41%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.230,00

6.397,00

+123,00

+1,96%

Bạc New York

USD/ounce

19,76

22,85

-0,14

-0,60%

Bạc TOCOM

JPY/g

66,30

77,70

+7,50

+10,68%

Bạch kim

USD/ounce

840,24

918,90

-1,28

-0,14%

Palađi

USD/ounce

2.020,36

2.227,03

+71,78

+3,33%

Đồng New York

US cent/lb

290,45

289,25

-4,60

-1,57%

Đồng LME

USD/tấn

6.448,00

6.415,00

-129,50

-1,98%

Nhôm LME

USD/tấn

1.661,50

1.700,00

-1,00

-0,06%

Kẽm LME

USD/tấn

2.182,50

2.218,00

-21,50

-0,96%

Thiếc LME

USD/tấn

17.330,00

17.657,00

-156,00

-0,88%

Ngô

US cent/bushel

333,00

335,00

-0,50

-0,15%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

534,75

539,50

+10,00

+1,89%

Lúa mạch

US cent/bushel

270,75

276,25

+1,25

+0,45%

Gạo thô

USD/cwt

11,83

11,81

-0,03

-0,25%

Đậu tương

US cent/bushel

895,00

899,25

-0,75

-0,08%

Khô đậu tương

USD/tấn

294,10

298,60

+0,70

+0,23%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,54

30,37

+0,01

+0,03%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

483,50

487,70

+2,30

+0,47%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.160,00

2.224,00

+22,00

+1,00%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

102,30

108,40

+0,90

+0,84%

Đường thô

US cent/lb

11,73

11,49

-0,28

-2,38%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

127,30

124,50

+1,40

+1,14%

Bông

US cent/lb

61,94

60,10

-1,82

-2,94%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

550,80

541,40

+19,00

+3,64%

Cao su TOCOM

JPY/kg

156,50

159,60

+0,60

+0,38%

Ethanol CME

USD/gallon

1,17

1,15

-0,02

-1,71%

Nguồn:VITIC/Reuters, Bloomberg