menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG phiên 5/9: Giá đồng loạt tăng

11:27 06/09/2022

Phiên giao dịch vừa qua, giá các hàng hóa nguyên liệu, từ năng lượng đến kim loại, nông sản… đồng loạt tăng.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng gần 3% sau khi các thành viên OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày để ngăn giá dầu giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 11/2022 tăng 2,72 USD, tương đương 2,92%, lên 95,74 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2 USD tương đương 2,3% lên 88,85 USD/thùng, sau khi tăng 0,3% trong phiên trước đó.
Lúc đầu phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng gần 4 USD, song mức tăng bị hạn chế khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để thúc đẩy nguồn cung năng lượng và hạ giá dầu.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+, vừa quyết định giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày – chiếm 0,1% nhu cầu toàn cầu. Nhóm này cũng nhất trí có thể nhóm họp bất kỳ lúc nào để điều chỉnh sản lượng trước cuộc họp tiếp theo, dự kiến vào ngày 5/10/2022.
Đây là lần đầu tiên sau hơn một năm OPEC+ giảm sản lượng nhằm nâng đỡ giá dầu, sau khi giá "vàng đen" đi xuống do lo ngại về suy thoái kinh tế. Động thái có thể "gây khó chịu" cho Mỹ vốn đã thúc giục OPEC tăng sản lượng để hạ giá năng lượng, vốn là nguyên nhân đẩy tỷ lệ lạm phát lên mức cao trong hàng thập kỷ.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu là nguyên nhân dẫn đến OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov cho biết nước này rất có thể sẽ giảm sản lượng dầu khoảng 2% trong năm nay.
Cũng theo các nhà phân tích, việc sử dụng dầu trong sản xuất điện cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên khi công ty Gazprom (Nga) vào hôm thứ Sáu (2/9) thông báo họ sẽ ngừng bơm khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 do sự cố.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tháng trước đã nâng dự báo nhu cầu dầu trong năm nay, khi dự kiến một số nước chuyển từ khí sang dầu bởi giá khí tự nhiên và điện tăng cao kỷ lục.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng vượt ngưỡng 1.700 USD/ounce do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể giảm tốc độ tăng lãi suất sau số liệu việc làm trái chiều, làm lu mờ đồng USD tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.712,89 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2022 tăng 0,1% lên 1.724,1 USD/ounce. Thị trường giao dịch trầm lắng do hầu hết thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Lao động.
Đà tăng của giá vàng cũng bị hạn chế bởi chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất 20 năm so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Trong phiên trước đó, giá vàng đã có phiên tăng mạnh nhất gần 1 tháng, sau số liệu của Mỹ cho thấy rằng mức tăng lương khiêm tốn trong tháng 8/2022 và tỉ lệ thất nghiệp tăng 3,7%.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc OANDA cho biết: “Những kỳ vọng về việc Fed tăng lãi suất trong tương lai đã giảm nhẹ nhưng báo cáo việc làm sẽ phải kết hợp với dữ liệu lạm phát tốt để có bất kỳ tác động quan trọng nào đối với mặt hàng vàng”.
Theo ông: "Chúng tôi có thể thấy một số yếu tố hỗ trợ cho vàng khi vượt lên trên ngưỡng 1.700 USD nwh hiện nay, nhưng với việc đồng USD được ưa chuộng quá mức và các ngân hàng trung ương không giảm bớt lực chống lạm phát, áp lực giảm giá vàng vẫn còn đó, không loại trừ đẩy giá xuống dưới 1.680 USD.”
Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ họp vào cuối tuần này với dự kiến sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản để kiềm chế lạm phát cao kỷ lục. Cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed dự kiến diễn ra vào ngày 20-21 / 9.
Về những kim loại cơ bản khác, giá bạc giao ngay tăng 0,4% lên 18,10 USD/ounce, bạch kim = tăng 1,4% lên 846,83 USD, trong khi palladium giảm 0,1% xuống 2.021,43 USD.
Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới cho biết, xuất khẩu bạch kim tới Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã thúc đẩy tình trạng thiếu hụt ở các nơi khác, do nguồn cung từ các mỏ khai thác và tái chế giảm.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do triển vọng lãi suất của Mỹ thấp hơn so với dự kiến trước đó, làm giảm bớt lo ngại về nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc.
Kết thúc phiên, giá đồng trên sàn London tăng 0,2% lên 7.651 USD/tấn; giá nhôm giảm 0,4% xuống 2.285,5 USD/tấn, kẽm tăng 2,5% lên 3.215 USD, chì tăng 0,1% lên 1,890 USD, thiếc tăng 2,2% lên 21.630 USD và niken tăng 4,2% lên 21.400 USD.
Sự suy yếu trong các lĩnh vực bất động sản và công nghiệp của Trung Quốc - chiếm tỉ trọng lớn trong nhu cầu kim loại công nghiệp, đã làm giảm giá đồng và nhôm trong mấy tuần gần đây.
Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2022 giảm do nhu cầu toàn cầu suy yếu, nhập khẩu dự kiến cũng giảm do tiêu thụ chậm lại.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh lãi suất trong những tháng tới để giảm lạm phát, song tỉ lệ thất nghiệp tăng, khiến các thương nhân đặt cược chi phí đi vay trong năm tới có thể không quá cao so với dự kiến trước đó.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng trở lại sau đợt bán tháo vào tuần trước, bất chấp lo ngại về các hạn chế chống Covid-19 tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên tăng 4% lên 692 CNY (99,85 USD/tấn); quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore tăng 4,5% lên 98,75 USD/tấn.
Trong phiên trước đó, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên chạm mức thấp nhất 5 tuần (652 CNY/tấn), trong khi giá quặng sắt trên sàn Singapore chạm mức thấp (92,75 USD/tấn), trong bối cảnh gia tăng lo ngại về nhu cầu khi dịch Covid-19 mới bùng phát, khiến Trung Quốc phải tăng cường các hạn chế.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 1,9%, thép cuộn cán nóng tăng 1,5% và thép không gỉ tăng 2%.
Các nhà phân tích của Zhongzhou Futures cho biết: “Quặng sắt thiếu động lực tăng trong ngắn hạn, nhưng không gian bên dưới cũng có hạn”. Hiện tại, 33 thành phố ở Trung Quốc đang bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ, ảnh hưởng đến hơn 65 triệu cư dân, theo ước tính của tạp chí tài chính Trung Quốc Caixin.
Sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc và các đợt phong tỏa trên diện rộng trước thềm Đại hội Đảng Cộng bắt đầu vào ngày 16 tháng 10 được dự báo sẽ làm giảm nhu cầu nội địa đối với quặng sắt và thép trong mùa xây dựng cao điểm từ tháng 9 đến tháng 10.
Hôm thứ Sáu, người phát ngôn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết có khả năng điều chỉnh chính sách tiền tệ vì các biện pháp kích thích đã được kiềm chế trong khi lạm phát tiêu dùng vẫn được kiểm soát.
Trên thị trường nông sản, giá đường trắng trên sàn London tăng lên mức cao nhất 7 tuần do lo ngại nguồn cung và nhu cầu tăng mạnh. Theo đó, đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London tăng 1,3% lên 581,5 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch đạt 583,8 USD/tấn – cao nhất 7 tuần. Sàn New York đóng cửa nên không có giá cà đường thô.
Các đại lý lưu ý rằng hợp đồng tháng 10 được giao dịch ở mức giá cao hơn khoảng 42 USD so với kỳ hạn tháng 12, cho thấy nguồn cung ngắn hạn tiếp tục bị thắt chặt, một phần do nhu cầu mạnh mẽ.
Nguồn cung đường trắng có vẻ cũng bị cắt giảm do vụ củ cải kém ở các khu vực châu Âu sau đợt hạn hán kéo dài, trong khi Ấn Độ dự kiến hạn chế xuất khẩu vào đầu mùa vụ 2022/23 khi nước này đánh giá tình hình nguồn cung của mình.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn London giảm 0,45% xuống 2.217 USD/tấn, giảm từ mức cao nhất 7,5 tháng (2.355 USD/tấn) hôm 24/8/2022.
Ngân hàng Rabobank đã hạ dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ tới 2022/23 và cho rằng giá tăng cao chịu ảnh hưởng rất ít bởi sản lượng tại Brazil, Colombia, Honduras và Việt Nam.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải. Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Osaka tăng 0,9 JPY tương đương 0,4% lên 217,5 JPY (1,55 USD)/kg. Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải tăng 130 CNY lên 12.405 CNY (1.790 USD)/tấn.
Sản lượng cao su tại nước xuất khẩu hàng đầu – Thái Lan – có thể bị ảnh hưởng bởi dự báo mưa lớn và cảnh báo lũ lụt trên khắp cả nước, bao gồm các tỉnh trồng cao su trọng điểm phía nam.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore tăng 0,5% lên 133,9 US cent/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore tăng 0,5% lên 133,9 US cent/kg.
Lo ngại gia tăng về nhu cầu cao su chậm lại ở khách hàng mua hàng đầu là Trung Quốc, khi nước này đang chật vật trong cuộc khủng hoảng bất động sản, các đợt nắng nóng làm gián đoạn sản xuất và các đợt đóng cửa kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp và tiêu dùng.
Công ty Toyota Motor Corp của Nhật Bản sẽ tạm dừng một số ca làm việc buổi tối tại ba nhà máy ở miền tây Nhật Bản do một cơn bão đang đến gần.
Sản lượng cao su ở nước xuất khẩu hàng đầu thế giới - Thái Lan - có thể bị ảnh hưởng bởi dự báo về mưa lớn tiếp tục bị cô lập và cảnh báo lũ lụt trên khắp cả nước, bao gồm cả ở các tỉnh trồng cao su truyền thống ở miền Nam.
Giá hàng hóa thế giới

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa