menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới phiên 21/4: Giá hầu hết tăng, ngoại trừ vàng

10:00 22/04/2022

Giá dầu, kim loại, nông sản đồng loạt tăng trong phiên giao dịch vừa qua, riêng giá vàng giảm.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng bởi lo ngại nguồn cung bị thắt chặt do Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga – động thái dự kiến sẽ làm hạn chế hơn nữa hoạt động bán dầu trên toàn thế giới. Sự gián đoạn nguồn cung ở Liyba do việc phong tỏa các giếng dầu mỏ lớn và kho cảng xuất khẩu cũng tác động tới giá trong phiên này.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent trên sàn London tăng 1,53 USD lên 108,33 USD/thùng, sau khi có lúc đạt mức 109,8 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,6 USD, hay 1,6%, lên 103,79 USD/thùng sau khi đạt 105,42 USD/thùng.
Dầu Brent đã tăng gần 8% trong 7 ngày giao dịch qua, nhưng đà tăng diễn ra ở mức độ chậm chạp không như đợt tăng cuối tháng 2 khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine cũng như đợt giữa tháng 3.
Thị trường bán ra không nhiều dầu mỏ sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng EU cần phải thận trọng về lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu năng lượng của Nga vì động thái đó có thể khiến giá dầu tăng đột biến.
Phil Flynn, chuyên gia phân tích cấp cao của Price Futures Group nhận định rằng thị trường dầu trong thời gian tới vẫn bị thắt chặt. Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố dự trữ nhiên liệu chưng cất của nước này đang gần mức thấp nhất trong 14 năm.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, gọi là OPEC+, đang chật vật để đạt được các mục tiêu sản lượng và dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh trong tuần kết thúc vào ngày 15/4.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đang cân nhắc khả năng tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ chậm lại hay nguồn cung bổ sung có thể làm suy yếu chiều hướng tăng giá dầu. Tuy nhiên, thị trường vẫn thắt chặt. Dự trữ sản phẩm chưng cất của Mỹ gần mức thấp nhất 14 năm, theo Bộ Năng lượng Mỹ. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng lên hơn 4 triệu thùng/ngày trong tuần trước, một phần bù cho thiếu hụt dầu thô từ Nga bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các quốc gia Châu Âu.
Bên cạnh đó, bình luận từ các quan chức Cục dự trữ Liên bang cho thấy lãi suất của Mỹ sẽ tăng tích cực trong những tháng tới. Điều đó có thể kéo theo tăng trưởng, làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm năng lượng. Đồng thời, triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc tiếp tục gây sức ép lên thị trường này, do Trung Quốc chậm nới lỏng những hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm 1% xuống mức thấp nhất trong vòng hai tuần do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và nhu cầu tài sản rủi ro mạnh lên, với các nhà đầu tư dự kiến chính sách thắt chặt tích cực của Cục dự trữ Liên bang.
Giá vàng quay đầu giảm sau khi thị trường đồn đoán Fed tăng lãi suất tích cực hơn, trong khi lợi suất trái phiếu cũng tăng. Vàng được xem như một biện pháp phòng chống lạm phát, lãi suất tăng làm tăng chi phí giữ vàng.
Theo đó, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.946,73 USD/ounce, trong phiên có lúc giá giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/4; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa giảm 0,4% xuống 1.948,20 USD/ounce.
Phát biểu tại một hội nghị do Quỹ Tiền tệ Quốc tế tổ chức tại Washington D.C. ngày 21/4, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, cho rằng cần tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn.
Số liệu kinh tế được công bố ngày 21/4 đã hỗ trợ giá vàng. Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này ở mức 184.000 trong tuần kết thúc ngày 16/4, giảm 2.000 đơn so với tuần trước đó.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên này giảm 65 US cent, hay 2,57% xuống 24,621 USD/ounce; bạch kim giảm 19,2 USD, hay 1,95%, xuống 967,8 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng phục hồi sau một loạt các vấn đề sản xuất đe dọa cắt giảm nguồn cung, gồm cả tình trạng khẩn cấp ở Peru, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới. Theo đó, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 1% lên 10.320 USD/tấn sau hai ngày sụt giảm. Dự trữ đồng tại kho LME tiếp tục tăng gần đây lên 130.500 tấn, cao nhất kể từ tháng 10/2021, tăng 62% trong 4 tuần qua.
Công ty khai thác Antofagasta của Chile đã công bố sản lượng đồng trong quý 1 giảm 24% trong khi công ty Anglo American báo cáo giảm 13%. Trong khi đó, Peru cho biết họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp gần mỏ Cuajone trong bối cảnh gia tăng các cuộc biểu tình chống lại các công ty khai thác mỏ đã làm giảm sản lượng đồng của quốc gia này 20%.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm phiên này tăng 1,2% lên 3.308 USD/tấn, nickel tăng 1,3% lên 33.955 USD/tấn, kẽm tăng 0,4% lên 4.436,50 USD/tấn, trong khi chì tăng 0,9% lên 2.401,50 USD/tấn và thiếc giảm 0,2% xuống 42.900 USD/tấn.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt Đại Liên đóng cửa tăng nhẹ trong một phiên giao dịch biến động, sau khi công ty khai thác BHP Group tiếp tục sản xuất yếu kém, đà tăng giá quặng bị hạn chế bởi lo ngại về Covid-19 và việc kiểm soát sản lượng thép tại Trung Quốc.
Cụ thể, giá iá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 0,3% lên 904 CNY (140,24 USD)/tấn sau hai ngày sụt giảm. Trên sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 6 giảm 0,4% xuống 150,85 USD/tấn.
Giá thép tại Thượng Hải giảm sau khi chạm mức cao nhất hai tuần trước đó trong tuần này, với thép thanh giảm 0,8%, thép cuộn cán nóng giảm 1,4%. Thép không gỉ giảm 0,6%.
BHP, công ty khai thác được niêm yết lớn nhất thế giới đã không đạt được sản lượng quặng sắt ước tính trong quý 1, do cuộc khủng hoảng lao động liên quan tới đại dịch gây áp lực lên nỗ lực thúc đẩy sản xuất ở vùng Pilbara của Úc. Công ty khai thác này cũng cảnh báo sản lượng quý 2 dự kiến bị ảnh hưởng bởi công nhân vắng mặt kéo dài, mặc dù nó vẫn theo hướng đáp ứng chi phí tài khóa 2022 và dự báo về khối lượng.
Điều đó bổ sung vào những lo ngại về nguồn cung do nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới Rio Tinto báo cáo xuất khẩu trong quý 1 thấp hơn dự kiến và công ty khai thác Vale SA của Brazil có sản lượng quặng sắt giảm 6% trong quý 1 so với quý trước đó.
Nhưng cùng thời gian này các nhà kinh doanh quặng sắt đối mặt với những lo lắng về triển vọng tại Trung Quốc, nơi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và chính quyền cam kết giảm sản lượng thép.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 5 tăng 0,25 US cent hay 1,3% lên 19,87 US cent/lb sau khi giảm xuống mức thấp nhất hai tuần tại 19,57 US cent; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 4,1 USD hay 0,8% lên 541,1 USD/tấn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến sản lượng đường ở Châu Âu giảm do trồng củ cải đường ít đi.
Triển vọng mùa vụ đang cải thiện ở cả Ấn Độ và Pakistan cũng hạn chế đà tăng của đường.
Czarnikow nâng dự báo của họ đối với sản lượng đường thế giới trong niên vụ 2021/22 thêm 3,2 triệu tấn, đạt 179,3 triệu tấn.
Ngoài ra, giá năng lượng tăng có thể khiến sản lượng ethanol tăng và sản lượng đường ít hơn tại Brazil.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 lúc đóng cửa tăng 8,65 US cent hay 3,9% lên 2,281 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 22 USD hay 1,1% lên 2.114 USD/tấn.
Giá cao su Nhật Bản tăng do chứng khoán Tokyo mạnh lên và dự kiến sản lượng nguyên liệu thô thắt chặt hơn, mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi những lo ngại về Covid-19 ở Trung Quốc. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản tăng 1,2% lên mức đóng cửa cao nhất trong hơn hai tuần.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,6 JPY, hay 0,2% lên 261,4 JPY (2,04 USD)/kg. Cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 9 giảm 140 CNY xuống 13.270 CNY (2.058,77 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17/3 tại 13.205 CNY trước đó trong phiên này.
Giá nguyên liệu thô ổn định bởi dự kiến rằng sẽ có mưa tại Thái Lan trong 10 ngày tới có thể ảnh hưởng tới sản lượng.
Giá hàng hóa thế giới

 

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

102,94

-0,85

-0,82%

Dầu Brent

USD/thùng

107,48

-0,85

-0,78%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

78.460,00

-540,00

-0,68%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

6,96

0,00

0,00%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

329,50

-4,36

-1,31%

Dầu đốt

US cent/gallon

389,93

-0,15

-0,04%

Dầu khí

USD/tấn

1.119,75

+7,50

+0,67%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

79.680,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.952,20

+4,00

+0,21%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.053,00

+25,00

+0,31%

Bạc New York

USD/ounce

24,68

-0,02

-0,09%

Bạc TOCOM

JPY/g

102,80

-1,20

-1,15%

Bạch kim

USD/ounce

970,50

-0,14

-0,01%

Palađi

USD/ounce

2.428,49

+2,69

+0,11%

Đồng New York

US cent/lb

468,85

-3,40

-0,72%

Đồng LME

USD/tấn

10.285,00

+62,00

+0,61%

Nhôm LME

USD/tấn

3.298,00

+29,00

+0,89%

Kẽm LME

USD/tấn

4.450,00

+32,00

+0,72%

Thiếc LME

USD/tấn

42.860,00

-135,00

-0,31%

Ngô

US cent/bushel

790,50

-4,75

-0,60%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

1.069,00

-7,50

-0,70%

Lúa mạch

US cent/bushel

706,00

-3,00

-0,42%

Gạo thô

USD/cwt

16,52

-0,06

-0,39%

Đậu tương

US cent/bushel

1.714,25

-5,25

-0,31%

Khô đậu tương

USD/tấn

462,80

-1,10

-0,24%

Dầu đậu tương

US cent/lb

79,48

-0,16

-0,20%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

1.058,90

-5,70

-0,54%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.592,00

-1,00

-0,04%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

228,10

+8,65

+3,94%

Đường thô

US cent/lb

19,81

+0,26

+1,33%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

168,65

+3,25

+1,96%

Bông

US cent/lb

137,50

-0,39

-0,28%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

970,00

+28,40

+3,02%

Cao su TOCOM

JPY/kg

167,20

-2,50

-1,47%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa