menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa thế giới tuần tới 20/5: Giá dao động

12:58 23/05/2022

Giá hàng hóa thế giới tuần qua có nhiều biến động.
 
Năng lượng: Giá dầu dao động trong biên độ hẹp, giá khí đốt giảm
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên cuối tuần do lo ngại về nguồn cung át đi nỗi lo về tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, kế hoạch cấm dầu Nga của Liên minh châu Âu và Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 đã làm giảm bớt lo ngại về nguy cơ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại – yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu.
Kết thúc phiên 20/5, giấ dầu Brent giao tháng 7 tăng 51 cent, tương đương 0,5% lên 112,55 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6 tăng 1,02 USD, tương đương 0,9%, lên mức 113,23 USD trong phiên giao dịch cuối cùng của kỳ hạn này; dầu WTI kỳ hạn tháng 7 tăng khoảng 0,4% lên 110,28 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 1%, sau khi giảm khoảng 1% vào tuần trước, trong khi dầu WTI tăng tuần thứ tư liên tiếp, kỳ tăng dài tương tự như vào giữa tháng 2, với mức tăng trong tuần qua là khoảng 1,5%; dầu
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: “Triển vọng thị trường dầu vẫn nghiêng về phía giá tăng ... do Trung Quốc mở cửa trở lại và EU tiếp tục nỗ lực hướng tới lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga”.
Tại Trung Quốc, Thượng Hải không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào đối với kế hoạch kết thúc đợt phong tỏa kéo dài trên toàn thành phố vào ngày 1 tháng 6 mặc dù thành phố đã công bố có một số ca nhiễm COVID-19 mới đầu tiên bên ngoài các khu vực cách ly trong 5 ngày gần đây.
Thị trường năng lượng hy vọng việc dỡ bỏ một số hạn chế chống COVID-19 ở Thượng Hải sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Về phía mình, EU đang hy vọng đạt được một thỏa thuận về đề xuất cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, bao gồm cả việc gia công cho các quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều nhất vào dầu của Nga, chẳng hạn như Hungary.
Tại Mỹ, các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ chín liên tiếp, vì hầu hết các nhà sản xuất nhỏ phản ứng với giá cao và thúc đẩy chính phủ tăng sản lượng, theo số lượng giàn khoan Baker Hughes. Số lượng giàn khoan là một chỉ số về tăng trưởng sản lượng trong tương lai.
Người Mỹ tiếp tục tham gia giao thông nhiều mặc dù giá xăng tại các trạm xăng tiếp tục đạt mức cao kỷ lục. Câu lạc bộ ô tô AAA cho biết giá xăng không chì thông thường trung bình trên toàn quốc đạt mức kỷ lục 4,59 USD/gallon vào thứ Sáu (20/5).
Tại Ấn Độ, nhập khẩu dầu thô trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong 3,5 năm do nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới và người tiêu dùng tăng cường mua dầu giảm giá của Nga để phục hồi nhu cầu nhiên liệu và chống lại giá cao.
Giá khí đốt trên thị trường bán buôn của Hà Lan và Anh đều giảm trong phiên cuối tuần do i xuất khẩu của Na Uy tăng trở lại sau khi sớm khắc phục sự cố ngừng hoạt động, lượng cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng tăng lên và sau một thỏa thuận của EU về việc lấp đầy kho dự trữ của các thành viên trong khối.
Hợp đồng bán khí đốt cuối tuần tại Hà Lan giảm 0,95 euro xuống 87,05 euro/megawatt giờ (MWh), trong khi hợp đồng tháng 6 T giảm 0,35 euro xuống 89,50 euro/MWh.
Dòng chảy khí qua đường ống Langeled đã phục hồi lên 62 triệu mét khối (mcm) mỗi ngày sau khi kết thúc sớm việc bảo trì tại mỏ khí Troll.
Giá khí đốt trên thị trường châu Á cũng giảm bất chấp việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Theo đó, giá LNG trung bình giao tháng 7 tại Đông Bắc Á tuàn qua là 22,40 USD/ mmBtu, giảm 0,95 USD so với tuần trước đó.
Kim loại quý: Giá vàng tăng, kết thúc 4 tuần giảm trước đó
Giá vàng thế giới tăng trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần tăng 1,7%, chấm dứt chuỗi giảm giá dài nhất kể từ ngày 17/8/2018.
Giá vàng thế giới phiên 20/5 tăng khi giới đầu tư tìm kiếm sự trú ẩn an toàn ở trái phiếu chính phủ của Mỹ và đồng USD sau một tuần đầy biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Phillip Streible, chiến lược gia thị trường trưởng của Blue Line Futures ở Chicago cho biết: "USD đã thoái lui trong tuần này và đã giúp vàng tăng”.
Từ mức thấp nhất trong vòng 3,5 tháng hôm đầu tuần, ngày 16/5, giá vàng đã hồi phục nhanh chóng, nhất là trong những phiên cuối tuần, khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD đều giảm trong bối cảnh thị trường tiếp tục lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Kết thúc tuần, giá vàng giao ngay đạt 1.843,29 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 6 đạt 1.842,10 USD. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 1,7%.
Tâm lý lạc quan đang bắt đầu gia tăng trên thị trường vàng khi kim loại quý này đã chấm dứt chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp trước đó để tăng mạnh trong tuần này.
Đồng USD tuần này giảm giá khoảng 1,5%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ đầu tháng 2/2022, và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm đã hỗ trợ giá kim loại trú ẩn an toàn trong phiên cuối tuần.
Xiao Fu, người phụ trách mảng chiến lược thị trường hàng hóa của Bank of China International cho hay: "Cả ‘phe bò’ và ‘phe gấu’ đều cần một số tin tức cơ bản mới để giúp tác động lên giá."
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,1% xuống 21,69 USD/ounce, nhưng tăng khoảng 2,9% trong tuần; bạch kim giảm 1,4% xuống 948,77 USD, trong khi palladium giảm 2,4% xuống 1.958,81 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng hồi phục
Giá đồng tăng trong phiên cuối tuần do tâm lý lạc quan về triển vọng nhu cầu hồi phục do việc Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay và nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống COVID-19.
Trong phiên này, giá đồng giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 0,1% lên 9,422 USD/tấn, sau khi có lúc chạm 9.510 USD, mức cao nhất kể từ ngày 6/5. Tính chung cả tuần, giá đồng tăng 3%, là tuần tăng đầu tiên kể từ đầu tháng 4.
Trên sàn Thượng Hải, giá đồng giao tháng 6 tăng 0,8% lên 71,900 nhân dân tệ (10,774,60 USD)/tấn.
Giá đồng đã giảm khoảng 15% từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 5 do lo ngại về sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến nhu cầu kim loại và khả năng suy thoái ở các nền kinh tế lớn khác trong bối cảnh lạm phát cao.
Trung Quốc đã cắt giảm tỷ lệ lãi suất tham chiếu cho các khoản cho vay thế chấp với biên độ rộng, lần giảm thứ 2 trong năm nay, khi Bắc Kinh tìm cách hồi sinh lĩnh vực nhà đất để hỗ trợ nền kinh tế.
Giá nhôm phiên này tăng 1,4% lên 2.946,50 USD/tấn, chì tăng 4,3% lên 2.151 USD, thiếc tăng 1% lên 34.575 USD, nhưng kẽm giảm 0,2% xuống 3.707 USD và nickel giảm 0,6% xuống 28.070 USD.
Sản lượng nhôm sơ cấp toàn cầu trong tháng 4 không đổi so với cùng kỳ ở mức 5,599 triệu tấn. Trong khi đó, thị trường kẽm và chì toàn cầu lần lượt thâm hụt 6.300 tấn và 9.600 tấn trong tháng 3 so với mức dư thừa trong tháng 2.
Giá quặng sắt trên cả 2 sàn Đại Liên và Singapore tăng mạnh trong phiên cuối tuần, đẩy giá hàng tuần tăng mạnh, sau khiTrung Quốc cắt giảm tỷ lệ tham chiếu cđối với các khoản thế chấp bằng một biên độ rộng bất ngờ, thúc đẩy hy vọng Chính phủ nước này sẽ hỗ trợ thêm nữa để phục hồi nền kinh tế.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã kết thúc những giờ giao dịch ban ngày ở mức tăng 5,3% lên 842,50 nhân dân tệ (126,23 USD)/tấn, phục hồi sau hai ngày sụt giảm.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao dịch tháng 6 tăng 6,1% lên 134,25 USD/tấn.
Giá thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải và các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép khác ở Đại Liên cũng tăng.
Thép thanh vằn tăng 2,6%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 2,3% và thép không gỉ tăng 3,4%.
Nông sản: Giá biến động
Giá lúa mì giảm liên tiếp 3 phiên cuối tuần, lùi xa khỏi mức cao nhất trong vòng 2 tháng chạm tới vào đầu tuần này, do lực bán kỹ thuật gây áp lực lên thị trường. Kết thúc phiên 20/5, giá lúa mì kỳ hạn tham chiếu trên Sàn giao dịch Thương mại Chicago (CBOT) giảm 31-3/4 cent xuống 11,68-3/4 USD/bushel, tính chung cả tuần giảm 0,7%.
Giá ngô cũng giảm trong bối cảnh Mỹ tăng cường trồng ngô và thông tin Argentina có thể mở rộng giới hạn khối lượng ngô xuất khẩu. Giá ngô giảm 4-1/2 cent xuống 7,78-3/4 USD/bushel, kết thúc tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Trong khi đó, đậu tương tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu mạnh trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Giá đậu tương tăng 14-3/4 cent lên 17,05-1/4 USD/bushel, ghi nhận mức tăng hàng tuần là 58-3/4 cent, tăng 3,6%.
Nguồn cung lúa mì toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức về thời tiết. Tại Mỹ, một chuyến khảo sát thực địa hàng năm ở Kansas trong tuần qua đã cho thấy khả năng năng suất thấp nhất ở bang lúa mì mùa đông hàng đầu kể từ năm 2018.
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago vẫn cho rằng thị trường ngũ cốc toàn cầu sẽ khó theo kịp đà tiêu thụ nếu không có những vụ mùa khả quan ở cả hai bán cầu. Điều này khiến thị trường thêm nhạy cảm, nhưng vẫn có khả năng giá sẽ lên đến các mức cao kỷ lục mới.
Dự báo thời tiết tại Mỹ vẫn ấm lên trong 10 ngày tới. Trong ngắn hạn, điều này có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất ở những khu vực đã trải qua tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Việc theo dõi dự báo thời tiết cần được chú ý từ đầu tháng Sáu.
Giá dầu cọ Malaysia giao tăng trong phiên cuối tuần do thông tin nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới - Indonesia - khôi phục quy định bán hàng trong nước, một ngày sau khi tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn này.
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia kết thúc phiên tăng 47 ringgit, tương đương 0,77%, lên 6.119 ringgit (1.394,80 USD)/tấn. Trong phiên, có lúc giá tăng mạnh 4,17% sau khi Indonesia cho biết họ sẽ đưa ra yêu cầu bán hàng trong nước để đảm bảo nguồn cung dầu ăn. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 3,9%, là tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Giá đường thô trên sàn ICE kết thúc phiên thứ Sáu (20/5) tăng nhờ tâm lý thị trường được cải thiện và bởi các nhà đầu đầu tư cho rằng nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil - sẽ tăng sản lượng ethanol trong mùa này trong khi giảm sản lượng đường.
Giá phân bón và ngũ cốc tăng cũng đang hỗ trợ cho giá đường.
Giá đường thô kỳ hạn giao tháng 7 kết thúc phiên tăng 0,18 cent, tương đương 0,9%, lên 19,95 cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất trong một tháng là 20,24 cent vào thứ Ba (17/5) do lo ngại về đợt băng giá ở Brazil. Giá đường trắng giao tháng 8 trên sàn London phiên này cũng tăng 6,30 USD hay 1,1% lên 558,10 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên 20/5 giảm 2,85 cent, tương đương 1,3% xuống 2,1585 USD/lb, sau khi giảm 4% vào thứ Tư (18/5), do nhà đầu tư bớt lo ngại về nguy cơ băng giá ở nhà sản xuất hàng đầu - Brazil. Giá cà phê robusta giao tháng 7 kết thúc phiên này giảm 24 USD, tương đương 1,2% xuống 2.056 USD/tấn.
Các chuyên gia cà phê mới đây cho biết sương giá nhẹ chỉ làm hư hại một số lá trên cây cà phê, không ảnh hưởng đến sản lượng.
Ngân hàng Rabobank giữ nguyên dự báo cho niên vụ 2022 của Brazil ở mức 64,5 triệu bao, gần cao nhất so với ước tính của thị trường.
Theo CONAB, nếu so sánh với vụ mùa đạt kỷ lục theo chu kỳ “hai năm một” của năm 2020 trước đó thì sản lượng dự kiến của vụ năm nay có thể đạt khoảng 53,4 triệu bao, giảm 13,5%, tương ứng với 9,65 triệu bao, do cây cà phê bị ảnh hưởng của các đợt sương giá hồi tháng 7 năm ngoái. Do đó, tiềm năng xuất khẩu cà phê các loại của Brazil trong niên vụ sắp tới, từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023, sẽ đạt khoảng 35,7 triệu bao, giảm 23,6% so với niên vụ đạt sản lượng kỷ lục trước đó.
Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên 20/5, được thúc đẩy bởi giá tăng ở sàn Thượng Hải và do nguồn cung nguyên liệu thô tại nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới – Thái Lan - bị thắt chặt, mặc dù đồng yen ổn định hơn và áp lực lạm phát đã hạn chế mức tăng.
Cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn Osaka kết thúc phiên tăng 1,7 yên, tương đương 0,7%, lên 246,2 yên (1,92 USD)/kg. Tính chung cả tuần giá tăng 2,2%. Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 130 nhân dân tệ lên 13.085 nhân dân tệ (1.961,18 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su giao tháng trước trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giao tháng kết thúc tuần ở mức 163,1 US cent/kg, tăng 0,7%.
Giá hàng hóa thế giới

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa