menu search
Đóng menu
Đóng

Giá kim loại hôm nay 4/6: Giá đồng giảm dưới ngưỡng 10.000 USD/tấn

19:00 04/06/2021

Giá đồng và các kim loại công nghiệp khác ngày 4/6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tuần do số liệu việc làm của Mỹ tăng mạnh làm dấy lên lo ngại rằng chính sách tiền tệ có thể thắt chặt.
 
Thị trường chứng khoán thế giới giảm từ mức cao kỷ lục và đồng USD tăng mạnh, khiến đồng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá đồng được giao dịch trên sàn kim loại London ngày 4/6 giảm 3,1% xuống 9.829,50 USD/tấn sau khi chạm mức 9.762 USD, thấp nhất kể từ ngày 28/4.
Trong đầu tháng 5, giá kim loại được sử dụng trong lĩnh vực điện và xây dựng đạt mức cao kỷ lục 10.747,50 USD, tăng gần 40% vào năm 2021.
Trên sàn London giá nhôm giảm 1,7% xuống 2.401,50 USD/tấn, giá kẽm giảm 3,3% xuống 2.979,50 USD, giá nikel giảm 2% xuống 17,865 USD, giá chì giảm 2,6% xuống 2,163 USD và thiếc giảm 2,2% xuống 30,180 USD.
Tại Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới – đồng CNY giảm phiên thứ 4 liên tiếp từ mức cao nhất 3 năm so với đồng USD, đã ảnh hưởng đến nhu cầu.
Nhu cầu của Trung Quốc đối với kim loại ở nước ngoài đang giảm dần, với phí bảo hiểm nhập khẩu đồng Dương Sơn giảm xuống 28,50 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Ngành công nghiệp tái chế kim loại của Châu Âu có thể sụp đổ theo đề xuất của Ủy ban Châu Âu về những thay đổi đối với các lô hàng chất thải, các thành viên của Cục Tái chế Quốc tế (BIR) cảnh báo. Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã khôi phục lệnh cấm xuất khẩu đối với tinh quặng đồng và coban. Tuy nhiên, các công ty khai thác có quyền miễn trừ sẽ được tiếp tục xuất khẩu.
Congo, nhà khai thác đồng lớn nhất châu Phi, đã cấm xuất khẩu tinh quặng vào năm 2013 để khuyến khích các thợ mỏ chế biến và tinh chế quặng tại địa phương. Tuy nhiên, công suất luyện kim không đủ cao đã khiến chính phủ Congo liên tục ban hành các lệnh miễn trừ. Vào tháng 8 năm ngoái, Bộ khai thác mỏ đã ban hành lệnh cấm vô thời hạn đối với tất cả các hoạt động xuất khẩu khoáng sản, ngoại trừ tinh quặng đồng.
Việc đóng băng lệnh cấm đã kết thúc vào ngày 12/04 vừa rồi và được thay thế bằng một luật mới cho phép Bộ trưởng Bộ Mỏ cấp phép cho các trường hợp ngoại lệ sau khi các công ty đó nộp đơn yêu cầu.
Vào thứ Sáu tuần trước, Canada’s Ivanhoe Mines – công ty sản xuất đồng cô đặc với dự án Kamoa-Kakula ở Congo, cho biết khả năng cao lệnh cấm xuất khẩu sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Giám đốc tài chính Marna Cloete nói rằng công ty đã nộp các đơn xin phép và có cuộc thảo luận với Bộ trưởng Bộ mỏ về việc đặc cách cho Kamoa-Kakula do Congo gặp phải những hạn chế về công suất luyện kim.
Lệnh cấm xuất khẩu kim loại của DRC có thể sẽ gây thêm áp lực đối với nguồn cung đồng và coban trên toàn cầu. Các nhà phân tích kỳ vọng tình trạng thiếu hụt ở 2 thị trường này sẽ trở nên rõ ràng hơn trong năm sau.
Theo CRU Group, ngành công nghiệp đồng cần phải đầu tư khoảng 100 tỷ USD để thị trường không bị thâm hụt 4.7 triệu tấn vào năm 2030. Thiếu hụt nguồn cung có thể lên tới 10 triệu tấn nếu như không có mỏ nào được xây dựng thêm.

 

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải

(Đơn vị:CNY/tấn)

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 4/6

Chênh lệch so với ngày hôm qua

Giá nikel

Giao tháng 7/2021

130.690

-3.160

Giá bạc

Giao tháng 12/2021

5.595

-207

Giá thép

Giao tháng 10/2021

5.112

+22

Giá đồng

Giao tháng 7/2021

71.120

-1.940

Giá kẽm

Giao tháng 7/2021

22.390

-600

 

Nguồn:VITIC/Reuters