menu search
Đóng menu
Đóng

Giá quặng sắt thế giới ngày 30/8: Thép tăng do tồn kho giảm, nhu cầu tăng

15:26 30/08/2021

Giá thép giao sau của Trung Quốc ngày 30/8 tăng khoảng 4%, do tồn kho kim loại công nghiệp giảm trong tuần thứ tư liên tiếp và nhu cầu ở hạ nguồn tăng lên.
 
Dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy dự trữ năm sản phẩm thép chính bao gồm thép cây và thép cuộn cán nóng giảm 1,1% so với một tuần trước đó xuống còn 21 triệu tấn, trong khi mức tiêu thụ rõ ràng tăng 1,2% lên 10,36 triệu tấn.
"Với sự xuất hiện của mùa cao điểm, nhu cầu dự kiến sẽ tốt hơn và chính sách cắt giảm thép thô được thắt chặt sẽ có lợi cho các hợp đồng thép tháng xa", GF Futures nhấn mạnh.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép thanh giao dịch kỳ hạn tháng 1/2022, đã tăng 4% lên 5.354 CNY (tương đương 827,68 USD)/tấn.

Giá thép tăng do tồn kho giảm, nhu cầu tăng.

Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, phiên đóng cửa ngày 30/8 tăng 3,8% lên mức 5.637 CNY.
Giá thép không gỉ giao sau trên sàn Thượng Hải tăng 3,9% lên 18.125 CNY/tấn.
Giá nguyên liệu sản xuất thép trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên cũng tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn lúc mở cửa phiên giao dịch cao hơn 4,9% trước khi từ bỏ hầu hết mức tăng. Phiên đóng cửa giá quặng sắt tăng 0,7% lên mức 835 CNY/tấn.
Giá quặng sắt có hàm lượng sắt 62% để giao cho Trung Quốc tăng 4 USD lên 156 USD/tấn.
"Tăng trưởng sản xuất quặng sắt toàn cầu sẽ tăng tốc trong giai đoạn 2021-2025 sau khi trì trệ trong 5 năm trước đó", đồng thời cho biết sản lượng quặng của Trung Quốc sẽ tăng.
Giá than luyện cốc tại Đại Liên tăng thêm 0,1% lên 2.495 CNY/tấn. Giá than cốc tăng 2,0% lên 3.187 CNY/tấn.
Nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc Baoshan Iron & Steel 600019.SS cho biết các biện pháp kiểm soát sản xuất thép có thể giảm bớt áp lực chi phí.
Khu vực miền nam Quảng Tây tuyên bố sẽ kiên quyết kiểm soát "sự phát triển mù quáng" của các dự án tiêu thụ nhiều năng lượng và trấn áp các dự án bất hợp pháp, sau khi khu vực này không đạt mục tiêu năng lượng trong nửa đầu năm.
 

Nguồn:VITIC/Reuters