menu search
Đóng menu
Đóng

Giá thép không gỉ tiếp tục giảm do việc hạn chế điện ảnh hưởng đến nhu cầu

14:21 29/09/2021

Giá thép thanh và thép cuộn cán nóng đều tăng 0,3% lên lần lượt là 5.616 CNY và 5.642 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 1, tăng 2,7% lên 698 CNY/tấn.
Giá than luyện cốc kỳ hạn tăng 2,2% lên 2.995 CNY/tấn. Giá than cốc tăng 1,9% lên 3.378 CNY/tấn.
 
Giá thép không gỉ giao sau của Trung Quốc ngày 29/9 tiếp tục giảm hơn 3%, giảm phiên thứ tư liên tiếp, do hoạt động sản xuất chậm lại trong bối cảnh nền kinh tế đang bị suy thoái.
Fu Zhiwen, nhà phân tích của Huatai Futures cho biết: “Tiêu thụ ở hạ nguồn đối với thép không gỉ đã bị hạn chế, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Đông, lợi nhuận của các nhà máy chế tạo cũng giảm do giá nguyên vật liệu tăng cao"
Giá thép không gỉ được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giao tháng 11, giảm 1,4% xuống 19.735 CNY (tương đương 3.052,02 USD)/tấn. Giá thép không gỉ đã giảm 3,1% xuống 19.405 CNY/tấn trong phiên liền kề trước đó. Giá các sản phẩm thép khác trên sàn Thượng Hải cũng tăng lên cao hơn.

Trung Quốc đang rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng cả than và điện

Giá thép thanh được sử dụng làm vật liệu xây dựng và thép cuộn cán nóng dùng trong lĩnh vực sản xuất đều tăng 0,3% lên lần lượt là 5.616 CNY và 5.642 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên giao tháng 1, tăng 2,7% lên 698 CNY/tấn.
Ngày 28/9, giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng sắt 62%Fe để giao cho Trung Quốc đã tăng 1 USD lên 118,5 USD/tấn.
Giá than luyện cốc kỳ hạn tăng 2,2% lên 2.995 CNY/tấn. Giá than cốc tăng 1,9% lên 3.378 CNY/tấn.

Gần đây, Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng thiếu điện, khiến các nhà máy sản xuất ở các trung tâm công nghiệp lớn như Quảng Đông và Giang Tô phải ngừng hoạt động do các biện pháp kiểm soát tiêu thụ năng lượng và thiếu hụt nguồn cung cấp than.

Trung Quốc đang rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng cả than và điện khi nền kinh tế đã phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ sau cuộc suy thoái do dịch Covid-19, nhưng sản lượng khai thác than không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, khiến các nhà máy phát điện thiếu nhiên liệu.
Sản lượng thủy điện thực tế đã giảm nhẹ trong năm nay và đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2018, làm tăng áp lực lên các nhà máy phát nhiệt để bù đắp sự thiếu hụt.

Theo Hội đồng Điện lực Trung Quốc, đại diện cho các nhà sản xuất điện. Các tổ máy phát nhiệt đã chạy trung bình 2.589 giờ trong bảy tháng đầu năm, tăng 12% so với 2.321 giờ được sử dụng trong năm 2020.

Đối phó với tình trạng thiếu hụt than và điện, các nhà quản lý hàng đầu tại Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng sản lượng than và khí đốt trong nước để đảm bảo nguồn cung năng lượng trong mùa đông này.

Nguồn:VINANET/VITIC/Reuters