menu search
Đóng menu
Đóng

Giá vàng chiều ngày 29/9/2021 trong nước giảm cùng chiều với thế giới

16:41 29/09/2021

Hôm nay, giá vàng thế giới giảm mạnh khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã lần thứ 3 thúc giục Quốc hội Mỹ sớm nâng trần nợ công; giá vàng trong nước cũng giảm, SJC xuống mức 56,97 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước giảm
Vào lúc 16h30 giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 56,35 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua)- bán ra 56,97 triệu đồng/lượng (giảm 150.000 đồng/lượng).
Giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 56,65 triệu đồng/lượng - bán ra 57,55 triệu đồng/lượng (giảm 50.000 đồng/lượng 2 chiều mua bán).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 56,60 triệu đồng/lượng - bán ra 57,50 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Phú Quý - SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 57,10 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng) - bán ra 57,60 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng).
Giá vàng thế giới 1.737– 1.743 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 29/9 giao dịch quanh ngưỡng 1.737 – 1.743 USD/ounce, giảm 13 - 14 USD/ounce so với hôm qua.
Giá vàng giảm mạnh khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ - bà Janet Yellen đã lần thứ 3 trong tháng 9/2021 thúc giục Quốc hội Mỹ sớm nâng trần nợ công. Trong một bức thư riêng gửi Quốc hội Mỹ , bà Janet Yellen cũng nói rõ trần nợ cần phải được nâng lên vào ngày 18/10 để nước Mỹ tránh một thảm họa kinh tế. Lập tức, thị trường chứng khoán, tiền tệ có phản ứng, tác động mạnh mẽ đến giá vàng hôm nay. Cụ thể, giới đầu tư tài chính đã mạnh tay bán cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán châu Âu, Mỹ chìm trong sắc đỏ. Đặc biệt tại Phố Wall, các chỉ số Dowjones giảm mạnh 569 điểm, S&P 500 mất 90 điểm, Nasdaq tiêu tan 423 điểm.
Nhiều chuyên gia dự báo về khả năng giá vàng sẽ tiếp tục suy giảm, khi ngân hàng trung ương một số nước đang hướng đến khả năng rút đi chính sách kích thích tiền tệ. Craig Erlam, Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Oanda, phân tích, giá vàng sẽ có một số lực đỡ trong ngắn hạn nhưng nhìn chung tổng thể, triển vọng có thể không mấy sáng sủa. Thông tin về lạm phát có thể đẩy giá vàng tăng, nhưng nó cũng chẳng có nhiều ý nghĩa ở hiện tại khi nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang tiến gần hơn đến việc rút đi chính sách hỗ trợ.
Trong bản phân tích thị trường mới đây, chuyên gia tại AvaTrade - ông Naeem Aslam khẳng định, hiện diễn biến giá vàng liên quan nhiều hơn đến tình hình lạm phát Mỹ và chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ông dự báo giá kim loại quý này sẽ vẫn diễn biến theo hướng suy giảm. Theo số liệu mới công bố, số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng tại Mỹ tháng 8 tăng 1,8%, cao gấp 3 lần dự báo 0,6% của các chuyên gia tham gia khảo sát của Wall Street Journal.
Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm qua cũng đã phát biểu trước một ủy ban của Thượng viện, nhưng không đưa ra nhận xét nào có ý nghĩa đối với thị trường. Trong khi trước đó, giới đầu tư đang monh chờ cái nhìn sâu sắc về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và phản ứng hiện tại của Fed đối với đại dịch Covid-19.
Các nhà giao dịch tập trung vào những gì Quốc hội sẽ làm liên quan đến việc nâng giới hạn nợ. Bộ Tài chính Mỹ sẽ hết tiền vào cuối tháng này, đòi hỏi Mỹ phải tăng giới hạn nợ để đáp ứng các nghĩa vụ trả lương cho nhân viên chính phủ cũng như các khoản thanh toán lãi suất cho khoản nợ của mình. Nợ quốc gia tiếp tục tăng lên và chỉ ở mức dưới 30.000 tỉ USD.
Sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã dẫn đến lợi suất cao nhất được thấy trong khoảng ba tháng và lợi suất cao hơn cùng với USD mạnh đã gây áp lực lên bất kỳ động thái tăng giá vững chắc nào của vàng. Cuối cùng, các nhà đầu tư và giao dịch vàng sẽ tập trung vào chứng khoán Mỹ và phản ứng của họ về việc liệu Quốc hội có "hạ bệ" hay không và tài trợ cho một dòng tiền tạm thời, và chỉ cần tăng giới hạn nợ lên đủ vốn để tài trợ cho chính phủ trong suốt tháng 10, 11 và 12.

Nguồn:VITIC