menu search
Đóng menu
Đóng

Giá vàng ngày 16/5/2022 tiếp tục giảm mạnh

15:31 16/05/2022

Giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục giảm mạnh do lực bán tháo quá mạnh và duy trì trong thời gian quá dài; giá vàng trong nước cũng giảm mạnh, SJC xuống mức 69,27 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước giảm mạnh
Vào lúc 15h, giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 68,20 triệu đồng/lượng - bán ra 68,90 triệu đồng/lượng (giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối tuần qua ở cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Phú Quý - SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 68,35 triệu đồng/lượng - bán ra 69,05 triệu đồng/lượng (giảm 300.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 68,25 triệu đồng/lượng - bán ra 69,27 triệu đồng/lượng (giảm 250.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng thế giới 1.790 – 1.816 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 16/5 giao dịch quanh ngưỡng 1.790 – 1.816 USD/ounce, giảm 2 - 10 USD/ounce so với hôm qua, giá giảm mạnh về buổi chiều.
Giá vàng trên thị trường quốc tế giảm quá ngưỡng nhạy cảm 1.800 USD/ounce - là vùng nguy hiểm, bởi vàng càng có nguy cơ bị bán tháo lớn. Thị trường khó bứt phá trở lại khi lực bán tháo quá mạnh và duy trì trong thời gian quá dài. Trong khi đó, các chiến lược gia của TD Securities cho rằng, tình trạng bán tháo đang diễn ra và điều này có thể tạo ra khoảng trống thanh khoản, gây tổn hại đến giá vàng trong thời gian tới. Lợi suất trái phiếu Mỹ lấy lại mức cao cũng là yếu tố tiêu cực đè nặng lên giá của kim loại quý. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thông báo trước quan điểm tích cực nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát khiến giới đầu tư liên tục điều chỉnh lại danh mục đầu tư. Chủ tịch Fed Jerome Powell thẳng thắn cho biết, "cuộc chiến" để kiểm soát lạm phát sẽ tồn tại một số tổn thất, vì tác động của lãi suất cao hơn.
Fawad Razaqzada, nhà phân tích thị trường tại City Index cho rằng, Fed là cơ quan bảo thủ nhất trong số các ngân hàng trung ương lớn và dòng tiền trú ẩn an toàn đổ vào đồng bạc xanh đang đè nặng lên vàng. Vàng đã không được bất kỳ hỗ trợ nào tại thời điểm như hiện tại, khi bạn mong đợi nhu cầu trú ẩn sẽ mạnh mẽ.
Phần lớn các chuyên gia đưa ra nhận định bi quan, cho thấy, với đà sụt giảm như hiện nay, nguy cơ vàng sẽ tiếp tục bị bán tháo rất cao và đà giảm của giá vàng sẽ chưa thể sớm kết thúc trong thời gian tới. Yếu tố mạnh nhất tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho kim loại quý, đẩy nhu cầu tăng là cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.
Theo, TD Securities, người đứng đầu chiến lược đầu tư toàn cầu của Bart Melek, chỉ số CPI của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần qua và đạt ngưỡng 8,3% trong tháng 4 là có vấn đề, đặc biệt là sau khi thị trường kỳ vọng chỉ ở mức 8,1%, điều đó đồng nghĩa với việc không có khả năng lạm phát sẽ sớm giảm mạnh và Fed sẽ chưa dừng việc nâng lãi suất trong thời gian tới. Triển vọng này sẽ đè nặng lên vàng và kim loại quý khiến giá giảm đáng kể.
Các chuyên gia đánh giá, dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã công bố về lộ trình lãi suất trong vài tháng tới song giá vàng vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn từ cam kết tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn để kiềm chế lạm phát của Fed.
Giữa tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra thông điệp cuộc chiến kiểm soát lạm phát sẽ mang tới “nỗi đau" cho nền kinh tế Mỹ do tác động của lãi suất cao hơn.
Chính vì thế giới đầu tư sẽ tiếp tục bám sát các động thái mới nhất của Fed cũng như các dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ có thể tác động tới chính sách lãi suất trong ngắn hạn. Trước đó, kết quả khảo sát diễn biến giá vàng tuần này cho thấy tâm lý thị trường đi xuống mạnh mẽ. Cụ thể, tỷ lệ chuyên gia nhận định giá vàng đi lên đã sụt giảm mạnh từ 53% về còn 12%; Tỷ lệ chuyên gia dự đoán giá vàng giảm lại tăng mạnh từ 35% 71%; Tỷ lệ chuyên gia giữ quan điểm trung lập là 18%. Trong khi đó, tâm lý nhà đầu tư cũng sụt giảm: Tỷ lệ nhà đầu tư ủng hộ giá vàng tăng cũng đảo chiều, giảm từ 61% về 51%; Tỷ lệ dự đoán giá vàng giảm từ 23% tăng lên 31%; Còn lại tỷ lệ nhà đầu tư cho rằng giá vàng đi ngang là 18%. Tuần trước, với 4/5 phiên giảm giá, kim loại quý ghi nhận tuần giảm mạnh 3,9%, đánh dấu mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất kể từ ngày 18/6/2021.

Nguồn:Vinanet/VITIC