Cập nhật lúc 2h30 ngày 24/4/2020:
- Thế giới: 2.718.139 người mắc; 190.635 người tử vong, trong đó:
- Mỹ: 886.709 người mắc; 50.243 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 213.024 người mắc; 22.157 người tử vong.
- Italy: 189.973 người mắc; 25.549 người tử vong.
- Pháp: 158.183 người mắc; 21.856 người tử vong.
Đến chiều 24/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
- Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19.
Tổng cộng 224 người đã được chữa khỏi.
Nguồn: Tuoitre.vn
Theo số liệu cập nhật ngày 24/4 của trang thống kê Worldometers.info ghi nhận toàn Thế giới đã lên tới 2.718.139 ca mắc và 190.635 ca tử vong do dichju viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Như vậy chỉ sau một đêm thế giới đã ghi nhận thêm 80.339 ca mắc và 6.374 ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Số bệnh nhân đã phục hồi là 745.045 người.
Mỹ: Đất nước này vẫn là tâm dịch của thế giới với 879.430 ca nhiễm và 49.769 ca tử vong, ghi nhận hơn 2.000 ca tử vong/ngày. Xếp sau Mỹ là Tây Ban Nha với 213.024 ca nhiễm và 22.157 ca tử vong, Italy với 189.973 ca nhiễm và 25.549 ca tử vong, Pháp với 158.183 ca nhiễm và 21.856 ca tử vong, Đức với 153.129 ca nhiễm và 5.575 ca tử vong.
Tại Mỹ, Hạ viện đã thông qua dự luật cứu trợ các doanh nghiệp nhỏ và các bệnh viện nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19, cũng như tăng cường xét nghiệm, nâng tổng chi phí hỗ trợ cho cuộc khủng hoảng đại dịch này lên tới gần 3.000 tỷ USD. Dự luật thứ 4 này sẽ hỗ trợ tiền cho các doanh nghiệp nhỏ và bệnh viện đang phải vật lộn với thiệt hại kinh tế do đại dịch khiến 26 triệu người mất việc làm trong 5 tuần qua, cũng như thúc đẩy việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2, một yếu tố quan trọng quyết định việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Mỹ.
Tây Ban Nha: Ghi nhận thêm 4.635 ca mắc và 440 ca tử vong, nâng tổng số lên 213.024 ca mắc và 22.157 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 4.211 ca mắc và 435 ca tử vong.
Anh: Ghi nhận thêm 4.583 ca mắc và 638 ca tử vong, nâng tổng số lên 138.078 ca mắc và 18.738 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 4.451 ca mắc và 763 ca tử vong.
Thổ Nhĩ Kỳ: Ghi nhận thêm 3.116 ca mắc và 115 ca tử vong, nâng tổng số lên 101.790 ca mắc và 2.491 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 3.038 ca mắc và 117 ca tử vong.
Italy: Ghi nhận thêm 2.646 ca mắc và 464 ca tử vong, nâng tổng số lên 189.973 ca mắc và 25.549 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 3.370 ca mắc và 437 ca tử vong.
Pháp: Ghi nhận thêm 2.239 ca mắc và 516 ca tử vong, nâng tổng số lên 158.183 ca mắc và 21.856 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 1.827 ca mắc và 544 ca tử vong.
Đức: Ghi nhận thêm 2.481 ca mắc và 260 ca tử vong, nâng tổng số lên 153.129 ca mắc và 5.575 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 2.195 ca mắc và 229 ca tử vong.
Nga: Ghi nhận thêm 4.774 ca mắc và 42 ca tử vong, nâng tổng số lên 62.773 ca mắc và 555 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 5.236 ca mắc và 57 ca tử vong.
Brazil: Ghi nhận thêm 3.735 ca mắc và 407 ca tử vong, nâng tổng số lên 49.492 ca mắc và 3.313 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 2.678 ca mắc và 165 ca tử vong.
Nguồn: Tuoitre
Singapore: Ghi nhận thêm 1.037 ca mắc, nâng tổng số lên 11.178 ca mắc và 12 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 1.016 ca mắc và một ca tử vong.
Indonesia: Theo sau về số ca mắc mới là Indonesia với thêm 357 ca mắc và 12 ca tử vong, nâng tổng số lên 7.775 ca mắc và 647 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 283 ca mắc và 19 ca tử vong.
Philippines: Ghi nhận thêm 271 ca mắc và 16 ca tử vong, nâng tổng số lên 6.981 ca mắc và 462 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 111 ca mắc và chín ca tử vong.
Malaysia: Ghi nhận thêm 71 ca mắc và hai ca tử vong, nâng tổng số lên 5.603 ca mắc và 95 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 50 ca mắc và một ca tử vong.
Thái Lan: Ghi nhận thêm 13 ca mắc và một ca tử vong, nâng tổng số lên 2.839 ca mắc và 50 ca tử vong. Mức tăng một ngày trước đó là 15 ca mắc và một ca tử vong.
Diễn biến tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam
Cập nhật 2h30 ngày 24/4: 8 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, 84% người mắc đã khỏi bệnh
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến 2h giờ ngày 24/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới. Như vậy, đã 8 ngày trôi qua kể từ khi Bộ Y tế công bố ca bệnh số 268 vào sáng 16/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca bệnh mắc COVID-19 mới nào.
Trong số 268 ca mắc COVID-19 đã được ghi nhận tại 28 tỉnh, thành phố, có 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%) và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%).
Ngày 23/4, bệnh nhân số 206 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã được công bố khỏi bệnh.
Như vậy, Việt Nam đã chữa khỏi cho 224/268 người, chiếm gần 84% số người mắc COVID-19.
44 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 7 cơ sở y tế, còn 27 người dương tính với virus SARS-CoV-2 (chiếm 27%); 15 người có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 (chiếm 6%); hai người có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 chiếm 1%.
Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch COVID-19
“Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng điều hành linh hoạt, hiệu quả giá xăng dầu, điện; đảm bảo cân đối nguồn cung hàng hoá phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải báo cáo tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì sáng 21/4.
Nguồn: Congthuong.vn
Điều hành linh hoạt giá xăng dầu
Báo cáo về công tác điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, giá xăng dầu trên thế giới thời gian qua liên tục biến động, nhưng chủ yếu là giảm sâu. Ở trong nước, từ đầu năm đến nay, liên Bộ Công Thương, Tài chính đã có 7 kỳ điều chỉnh giảm giá xăng dầu.
Về nguyên tắc điều chỉnh, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ, liên Bộ căn cứ những nguyên tắc đã quy định tại Nghị định 83 và trên cơ sở giá thành phẩm xăng dầu trên thế giới cũng như tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức hợp lý, có dư địa để điều hành giá xăng dầu trong bối cảnh giá vẫn diễn biến khó lường. Đây cũng là giải pháp góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2020 của Quốc hội giao.
Liên Bộ cũng chủ trương tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 và xăng khoáng ở mức hợp lý nhằm khuyến khích sử dụng xăng sinh học theo chủ trương của Chính phủ.
Về diễn biến giá xăng dầu trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định sẽ còn phức tạp. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, từ tháng 5 cho đến cuối năm nay, cùng với việc hồi phục của sản xuất sau dịch bệnh Covid-19, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên và từ đó giá xăng dầu tăng trở lại.
“Do đó, chúng tôi sẽ điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc bám sát giá trên thị trường thế giới, đồng thời trích lập Quỹ phù hợp để có dư địa điều hành trong trường hợp giá xăng dầu tăng trở lại” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, vừa qua Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiến nghị xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hạn chế tối đa, hoặc tạm cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong nước đã sản xuất được trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước.
Trước kiến nghị này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích, đề xuất trên liên quan đến quyền lợi của rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau, như: Người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và cả quyền lợi của nhà nước. Bên cạnh đó, kiến nghị này phải được xem xét, đề xuất hướng giải quyết trên cơ sở các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, như: Luật Cạnh tranh, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Dự trữ quốc gia,... Nghị định 83 và những cam kết quốc tế, các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.
Vì vậy, “hiện nay chúng tôi cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để thống nhất đề xuất phương án xử lý nhằm đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, phù hợp với các cam kết quốc tế, hài hoà lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế” – Thứ trưởng Hải nói, các giải pháp đưa ra phải đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Không tăng giá điện trong năm 2020
Liên quan đến việc điều chỉnh giá điện theo hướng giảm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn Điện lực, Bộ Công Thương trình và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41. Bộ Công Thương cũng đã có quyết định hướng dẫn ngành điện việc giảm giá trong 3 tháng (4, 5 và 6). Tuy nhiên, Thứ trưởng Hải cũng lưu ý, tiền điện hiện ngành điện đang thu là tiền điện của tháng 3/2020 và sang tháng 5 mới tiến hành thu tiền điện của tháng 4/2020. Do đó, một số ý kiến cho rằng dù đã thực hiện giảm giá nhưng tiền điện tháng 4 tăng cao là không có cơ sở.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, “Bộ Công Thương đã đưa ra đề xuất không thực hiện tăng giá điện trong năm 2020” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Về công tác bình ổn thị trường trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thứ trướng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương và nhất là các doanh nghiệp có kế hoạch ứng phó với các tình huống, diễn biến của thị trường, kịp thời triển khai các hoạt động dự trữ và cung ứng hàng hoá, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân, kể cả ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Liên quan đến mặt hàng thịt lợn, theo Thứ trưởng Hải, nhấn mạnh, đây là mặt hàng được lưu thông theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh theo quy luật cung cầu và giá cả do thị trường quyết định. Chính vì vậy, giá cả sẽ được quyết định bởi nguồn cung, nếu nguồn cung thiếu thì chắc giá sẽ tăng cao.
Làm rõ hơn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện nay ngành chăn nuôi vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ với khoảng 65% sản lượng thịt lợn trên toàn quốc do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cung ứng, chỉ có khoảng 35% là do một số thương nhân lớn cung ứng.
“Hiện chúng ta mới chỉ yêu cầu các đơn vị lớn giảm giá thịt lợn” – Thứ trưởng Hải cho rằng, bên cạnh bất cập này thì trong thời gian qua, những con số thống kê về nguồn cung và nhu cầu thịt lợn do ngành nông nghiệp đưa ra chưa chính xác, ảnh hưởng đến công tác tái đàn của người chăn nuôi và điều tiết thị trường.
Liên quan đến các khâu trung gian, Thứ trưởng Hải phân tích, theo tính toán, cứ 100kg lợn hơi sau khi giết mổ, pha lóc (phục vụ xuất khẩu) thì thu được khoảng 55kg thịt thành phẩm (không bao gồm nội tạng, xương, phụ phẩm khác), do đó theo đúng nguyên tắc, giá thịt lợn thành phẩm cao hơn giá lợn hơi khoảng 1,7 – 1,9 lần. Như vậy, giá thịt lợn thành phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào giá lợn hơi và việc điều tiết giảm giá phải thực hiện với giá bán lợn hơi là phù hợp.
Bên cạnh đó, cần làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn để đảm bảo tổng số lượng nhập khẩu đủ 100.000 tấn ngay trong tháng tư theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ bởi đến thời điểm này mới nhập khẩu khoảng 5.000 tấn, dẫn tới thiếu nguồn cung.
Về trách nhiệm của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ đẩy mạnh xây dựng và triển khai chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn theo hướng giảm giá ở mức có thể. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động các thương nhân mua bán thịt lợn nhằm tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng.
Nguồn:VITIC Tổng hợp