menu search
Đóng menu
Đóng

Hoạt động sản xuất tháng 12/2018 của Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong 19 tháng

14:57 02/01/2019

Vinanet - Một khảo sát tư nhân cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tháng 12/2018 giảm lần đầu tiên trong 19 tháng do các đơn hàng trong nước và xuất khẩu tiếp tục suy yếu, cho thấy sự khởi đầu không vững trong năm 2019 đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Các số liệu ảm đạm phần lớn phù hợp với một khảo sát chính thức vào ngày 31/12/2018 cho thấy sự căng thẳng ngày càng tăng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, một nguồn việc làm chủ chốt. Những số liệu này củng cố quan điểm nền kinh tế đang mất đà tăng trưởng.
Chỉ số quản lý sức mua PMI tháng 12/2018 do Caixin/Markit công bố đã giảm xuống 49,7 điểm từ 50,2 điểm trong tháng 11/2018, đánh dấu sự thu hẹp lần đầu tiên kể từ tháng 5/2017.
Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò đã giảm nhẹ dự báo so với tháng 11/2018 xuống 50,1 điểm, trên mốc 50 đánh dấu giữa thu hẹp và phát triển.
Các đơn hàng mới - một chỉ số hoạt động tương lai - giảm lần đầu tiên trong 2,5 năm, với các công ty báo cáo nhu cầu chậm lại bất chấp giá giảm. Các đơn hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ 9 liên tiếp.
Trong khi sản lượng tăng sau hai tháng trì trệ, các nhà máy cắt giảm việc làm tháng thứ 62 liên tiếp.
Zhengsheng Zhong, giám đốc phân tích vĩ mô tại CEBM Group cho biết “nhu cầu từ nước ngoài vẫn yếu do xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, trong khi nhu cầu trong nước yếu đáng kể”.
Khảo sát của Caixin/Markit chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được định hướng cho xuất khẩu nhiều hơn.
Số liệu PMI chính thức của Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất thu hẹp lần đầu tiên trong hơn 2 năm cũng bị áp lực bởi nhu cầu yếu trong và ngoài nước.
Điều đó cho thấy các công ty quy mô vừa và nhỏ thấy tình trạng kinh doanh giảm mạnh so với các công ty lớn hơn, một xu hướng mà các nhà hoạch định chính sách đã nhiều lần cố gắng giải quyết thông qua các chương trình cho vay đặc biệt và các bước giảm chi phí hoạt động.
Với tình trạng kinh doanh dự kiến tồi tệ hơn trước khi trở thành tốt hơn, Trung Quốc được dự kiến đưa ra các biện pháp hỗ trợ trong những tháng tới bên cạnh một loạt sáng kiến trong năm 2018.
Các lãnh đạo đứng đầu nước này đã cam kết giảm thuế và giữ thanh khoản dồi dào trong khi thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi một thỏa thuận để kết thúc cuộc chiến thương mại sẽ giúp củng cố niềm tin, các nhà phân tích cho biết nó sẽ không phải liều thuốc chữa bách bệnh cho nền kinh tế suy yếu của Trung Quốc.
Nhu cầu trong nước đã suy yếu trước khi 2 nền kinh tế lớn nhất bắt đầu đánh thuế lẫn nhau do một loạt các quy định về rủi ro cho vay đang thúc đẩy tăng chi phí vay mượn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng trước đã thông báo tạm ngừng chiến trong 90 ngày để 2 bên đàm phán. Điều đó đã trì hoãn mối đe dọa sắp xảy ra với Trung Quốc (Mỹ dọa tăng mạnh thuế với hàng hóa Trung Quốc từ 1/1/2019).
Cuối tuần trước Trump cho biết các cuộc đàm phán đang tiến triển tốt. Nhưng nhiều nhà phân tích nghi ngờ Bắc Kinh và Washington có thể thu hẹp nhiều khác biệt và đạt được một thỏa thuận thương mại trong một thời gian quá ngắn của đàn phán.
Để khuyến khích các ngân hạn thận trọng tiếp tục cho các công ty đang khó khăn vay vốn, ngân hàng trung ương cắt giảm lượng tiền mặt dự trữ của các ngân hàng 4 lần trong năm 2018. Dự kiến sẽ cắt giảm thêm trong năm nay, cùng với các bước để các công ty tư nhân dễ dàng hơn tăng vốn và tái cấp vốn,
Bắc Kinh cho biết Trung Quốc vẫn theo kế hoạch mục tiêu tăng trưởng năm 2018 khoảng 6,5%, giảm từ 6,9% trong năm 2017. Nhưng tiếp tục giảm dự kiến trong năm nay ngay cả khi thỏa thuận thương mại đạt được.
Ngân hàng thế giới WB dự đoán tăng trưởng sẽ giảm xuống 6,2% trong năm 2019, tuy vẫn mạnh theo chuẩn toàn cầu nhưng là mức tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:Vinanet