menu search
Đóng menu
Đóng

Thịt heo trở thành 'vũ khí' trong cuộc chiến thương mại

11:23 11/06/2018

Vinanet - Ông Gregg Doud, trưởng nhóm đàm phán nông nghiệp của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ nhận định “Thẳng thắn mà nói, thịt heo đang trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc chiến thương mại”.
Khoảng hơn 14% trong tổng số 140 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông sản Mỹ hàng năm có thể bị ảnh hưởng bởi tranh chấp thương mại với các đối tác lớn như Trung Quốc và Mexico, một nhà đàm phám thương mại Mỹ cho hay.
Thứ Ba (5/6), Mexico tuyên bố áp lệnh thuế lên nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trong đó có thịt heo, rượu nặng. Động thái này nhằm đáp trả lệnh thuế thép và nhôm của Mỹ.
Các bang có tỷ lệ nông dân ủng hộ tổng thống Donald Trump nhiều nhất trong kỳ bầu cử cuối năm 2016 như Iowa và Kansas có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ lệnh trả đũa.
Mexico là thị trường nhập khẩu thịt heo lớn nhất của Mỹ. Năm ngoái, khoảng 25% lượng thịt heo xuất khẩu của Mỹ đã đến Mexico. Tuy nhiên, đây lại là mặt hàng nằm trong tầm ngắm trả đũa của Mexico trước lệnh thuế nhôm và thép của tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc, thị trường nhập khẩu thị heo lớn thứ hai của Mỹ, cũng áp lệnh thuế lên mặt hàng này và một số nông sản khác của Mỹ.
Ông Gregg Doud, trưởng nhóm đàm phán nông nghiệp của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ nhận định “Thẳng thắn mà nói, thịt heo đang trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc chiến thương mại này”.
Bên cạnh đó, khoảng 46% sản phẩm rượu mạnh xuất khẩu của Mỹ cũng đối mặt với nguy cơ thua thiệt vì các biện pháp trả đũa.
Theo ước tính, lượng rượu mạnh xuất khẩu trị giá 759 triệu USD của nước này sẽ là mục tiêu đánh thuế của các đối tác thương mại chủ chốt - điều sẽ gây tổn hại cho các nhà sản xuất, người nông dân và các ngành công nghiệp liên quan.
Trước đó, ông Trump đe dọa áp mức thuế lên tới 150 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc như một lệnh trừng phạt nước này việc vi phạm luật bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Năm ngoái, ông Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định này được đề xướng bởi Nhật Bản, quốc gia tiêu thụ thịt bò hàng đầu của Mỹ. Quyết định này được kỳ vọng sẽ giúp thịt nhập khẩu từ châu Âu cạnh tranh hơn.
“Tôi cảm thấy quan ngại tình hình thương mại với Nhật Bản”, ông Doud nói.
Nhằm tăng cường thương mại, Mỹ kỳ vọng sẽ duy trì các cuộc đàm phán với Anh sau khi nước này rút khỏi EU. Thỏa thuận hồi tháng 4 đã giúp thịt heo Mỹ lần đầu tiên có mặt tại thị trường Argentina.
Ty Rosburg, một lái buôn heo giống tại bang Iowa cho biết ông lo ngại rằng căng thẳng thương mại có thể làm tổn hại đến nông dân và khách hàng của ông. Mặc dù vậy, ông vẫn kỳ vọng các quan chức Mỹ sẽ cố gắng cải thiện tình hình thương mại.
“Tôi cho rằng xét về khía cạnh đó, họ [giới chức] đang nỗ lực tìm ra giải pháp tốt nhất thay vì khiến tình hình thêm tồi tệ”, ông nói.
Nguồn: Đức Quỳnh/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng