menu search
Đóng menu
Đóng

Thuế ô tô với Nhật Bản và rủi ro từ cuộc chiến thương mại của Mỹ

08:59 18/10/2018

Vinanet -Các nhà kinh tế cho biết khả năng Mỹ áp đặt thuế quan cao hơn đối với ô tô Nhật Bản sẽ ít xảy ra khi hiện nay hai nước đã thống nhất bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại mới, nhưng hầu hết các nhà kinh tế cũng cho rằng xung đột thương mại của Mỹ với Trung Quốc và các nền kinh tế khác sẽ có tác động đáng kể đến Nhật Bản.
Mỹ đã đe dọa đánh thuế 25% đối với xuất khẩu ô tô của Nhật Bản nhưng Washington đồng ý không làm như vậy khi các cuộc đàm phán thương mại mới đang được tiến hành. Tổng thống Donald Trump đã nói rõ rằng ông không hài lòng với thặng dư thương mại trị giá 69 tỷ USD của Nhật Bản với Mỹ- gần 2/3 giá trị từ ô tô- và muốn có một thỏa thuận hai chiều để giải quyết vấn đề này.
Trong cuộc thăm dò ý kiến từ ngày 03-12/10, có 27 trong số 35 nhà phân tích khi được hỏi, cho biết cơ hội Mỹ áp thuế cao hơn đối với ô tô Nhật Bản đã “giảm đáng kể” hoặc “ở một mức độ nào đó”. Nhưng nhiều nhà phân tích dự đoán Washington vẫn có thể tăng thuế, hiện đang ở mức 2,5% đối với ô tô và 25% đối với xe tải từ Nhật Bản. Atsushi Takeda, nhà kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu kinh tế Itochu cho biết “không có sự thay đổi trong quan điểm của Washington rằng yêu cầu Nhật Bản cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ”. Vì vậy, vẫn còn một cơ hội mà Washington sẽ thực hiện một số loại hạn chế về xuất khẩu ô tô của Nhật Bản sang Mỹ bao gồm cả việc đánh thuế nhập khẩu ô tô cao hơn.
Trong cuộc chiến thương mại leo thang Mỹ- Trung, Tổng thống Trump cảnh báo có nhiều điều có thể làm để gây tổn hại hơn nữa cho nền kinh tế Trung Quốc, cho thấy không có dấu hiệu làm nguội cuộc chiến leo thang với Bắc Kinh. Khi được hỏi về tác động tiêu cực của xung đột thương mại như vậy đối với Nhật Bản,có 25 trong 34 nhà kinh tế dự báo tác động sẽ “rất nghiêm trọng” hoặc “đáng kể”. Đặc biệt khi Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng với Nhật Bản nên sẽ có tác động. Tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản có thể chậm lại trong quý 3 năm 2018 ở mức hàng năm là 0,5% một phần do các thảm họa thiên tai, nhưng sự ảm đạm này sẽ chỉ là tạm thời. Bão và lũ lụt ở miền tây Nhật Bản và một trận động đất ở phía bắc đảo Hokkaido đã làm gián đoạn sản xuất và phân phối cũng như du lịch. Ngày 12/10, Tokyo đã lên kế hoạch bổ sung ngân sách trị giá khoảng 940 tỷ yên (8,4 tỷ USD) để cứu trợ thiên tai. Yosuke Yasui, kinh tế gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản, cho biết tăng trưởng kinh tế có thể tạm thời suy yếu trong tháng 7 đến tháng 8 do thiên tai nhưng dự kiến nhu cầu trong nước sẽ dẫn dắt sự phục hồi kinh tế. Trong năm tài chính cho đến tháng 3 năm 2019, nền kinh tế dự kiến sẽ tăng 1,2% so với mức 1,1% như dự báo hồi tháng 9.
Nhật Bản có kế hoạch tăng thuế doanh thu vào tháng 10 năm 2019, sẽ thúc đẩy nền kinh tế đạt mức 2,9% hàng năm trong quý 4 năm sau, nhưng vẫn thấp hơn 3,5% so với dự báo hồi tháng 9. Lạm phát tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục chững lại, thấp hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản. Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi, bao gồm các sản phẩm dầu nhưng không bao gồm giá thực phẩm tươi, dự kiến tăng 0,9% trong năm tài chính này và ở mức tương tự không bao gồm tác động của việc tăng thuế bán hàng theo kế hoạch năm tới. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán Ngân hàng Nhật Bản sẽ bắt đầu tháo gỡ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo nếu quyết định thay đổi chính sách của mình, không khi chỉ một vài nhà kinh tế cho rằng ngân hàng có thể áp dụng các bước nới lỏng bổ sung.
Nguồn: Việt Dũng/Báo Công Thương điện tử